Nông nghiệp

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”
“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Năm 2010, ông Nguyễn Xuân Thê nhậm chức Chủ tịch UBND xã, đó cũng là thời điểm địa phương này bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đức Lĩnh là xã miền núi, đất rộng, người đông nhất huyện; xuất phát điểm thấp, hộ nghèo chiếm 45%. Hệ thống giao thông trên địa bàn dài đến gần 130 km nhưng mới có 14km được bê tông hoá. Xã có đến 7 điểm trường chia làm 2 vùng, 15 thôn. Tính ra, cả 19 tiêu chí NTM lúc bấy giờ, xã chưa đạt tiêu chí nào. Cũng vì thế mà Vũ Quang không đưa Đức Lĩnh vào danh sách những xã xây dựng NTM đầu tiên của huyện.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Với cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã, ông Nguyễn Xuân Thê đã trăn trở rất nhiều. Ông bàn với Bí thư Đảng ủy xã Võ Hải Ninh và các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy rằng: “Nếu chúng ta quyết tâm, làm một cách căn cơ, bài bản, nhất định sẽ đạt chuẩn xã NTM. Về phần chính quyền, tôi hứa nhận trách nhiệm trước cấp ủy và Nhân dân, bằng mọi biện pháp, huy động mọi nguồn lực, đưa xã nhà đạt NTM”.

Sau khi bàn bạc, phân tích rất kỹ các yếu tố, Đảng ủy xã Đức Lĩnh quyết tâm báo cáo lên huyện cho địa phương được vào tốp các xã xây dựng NTM đầu tiên của huyện.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Lễ phát động phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) năm 2017.

Ông Nguyễn Xuân Thê tâm sự: Từ thực tế của địa phương miền núi, nhiều thôn xóm, địa bàn rộng, dân cư trải dài theo đồi núi, khe suối. Mùa mưa lũ, hầu hết ngập nặng, giao thông bị chia cắt, đường sá trở nên lầy lội. Đến vụ thu hoạch, do đi lại vận chuyển không thuận lợi, nông sản không tiêu thụ được, đời sống bà con càng thêm khó khăn. Vì vậy, để xây dựng NTM, trước hết phải tập trung vào 2 khâu đột phá chính là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông - thuỷ lợi và điện; cùng đó là ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Từ đó, phong trào giao thông theo tiêu chí NTM diễn ra rầm rộ, hiệu quả trước nay chưa hề có trong mỗi gia đình, thôn xóm. Được Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, đích thân đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND xã ngày ngày bám sát các tuyến đường khó nhất để chỉ đạo, điều hành, bà con hăng hái vào cuộc. Hàng trăm hộ bị ảnh hưởng đến nương vườn, đất đai, vui vẻ hiến trên 77.600 m2 đất, chặt bỏ hàng ngàn cây lâu năm, cây có quả để làm đường, làm điện, xây trường học... Điển hình như hộ ông Nguyễn Ngọc Liệu hiến 1 ha, 3 hộ khác hiến 1,5 ha đất vườn. Ba anh em ruột: Phan Dũng, Phan Mạnh, Phan Toàn (xóm Thanh Sơn) bàn nhau vay ngân hàng, lấy tiền mua vật liệu xây dựng đường bê tông cứng dài 300m nối khu liên gia với đường trục của xóm. Anh Nguyễn Nam Chương (thôn Cao Phong) bán cả con nghé để làm đường. Bà con xóm Thanh Bình bàn nhau góp tiền xây cầu Nhà Bã hết gần 150 triệu đồng; ủng hộ một lúc 200 triệu đồng xây dựng khuôn viên nhà văn hóa thôn...

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh tham quan mô hình cụm dân cư “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh” thôn Cừa Lĩnh (xã Đức Lĩnh, Vũ Quang). Ảnh: Văn Chung

Nhờ vậy, trung bình mỗi năm, Đức Lĩnh làm được 5 - 7 km đường cứng theo đúng chuẩn đường NTM từ nguồn hỗ trợ, đóng góp của Nhân dân cộng với nguồn tiết kiệm từ ngân sách. Trong năm đầu tiên, Đức Lĩnh cứng hóa được 40km đường giao thông (cả lồng ghép chương trình, dự án). Đến nay, toàn bộ gần 130km đường giao thông của xã đã được cứng hoá, trong đó 95% được bê tông, nhựa hoá; 75 km đường điện thắp sáng làng quê phủ kín các thôn bằng nguồn xã hội hóa, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc.

Để khuyến khích các hộ đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngoài các chính sách của huyện, xã đã ban hành các chính sách hỗ trợ hộ trồng cây ăn quả quy mô từ 50 - 250 cây, mỗi cây 20.000 đồng; hỗ trợ các hộ nuôi hươu nái 2 triệu đồng/con, hươu đực 3 triệu đồng/con, quy mô tối đa 5 con/hộ; hỗ trợ xây dựng vườn mẫu 8 triệu đồng/vườn; hỗ trợ nguyên vật liệu (xi măng, cát sỏi) cho các thôn xây dựng đường GTNT, thủy lợi nội đồng; hỗ trợ xây dựng cụm dân cư “Sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn - văn minh” với 10 triệu đồng/hộ... Nhờ tiến hành đồng bộ giữa tuyên truyền với nêu gương và vận dụng tốt các cơ chế chính sách, Nhân dân hăng hái vào cuộc góp công, góp của nên tiến độ xây dựng NTM được đẩy nhanh. Năm 2015, Đức Lĩnh là một trong 3 xã tốp đầu của Vũ Quang đạt chuẩn NTM. Năm 2020, địa phương đạt xã NTM nâng cao và đang quyết tâm đạt xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2023 này.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Lãnh đạo tỉnh và huyện Vũ Quang đến thăm vườn mẫu nhà ông Nguyễn Xuân Thê, Bí thư - Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Từ con số không, chỉ 10 năm sau, Đức Lĩnh đã có sự bứt phá đi lên rất ngoạn mục. Đến nay, xã có 100% thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu. Kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 56,27 triệu đồng/người/năm (năm 2020 là 38,11%); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,05% (năm 2020 là 7,39%). Toàn xã xây dựng được 405 vườn mẫu đạt chuẩn (năm 2020 chỉ có 123 vườn), 11 cụm dân cư, 23 tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn - văn minh”. Cụm dân cư “Sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn - văn minh” của xã là sáng kiến đầu tiên của cả nước, được huyện và tỉnh chỉ đạo nhân rộng ra các địa phương. Cụm sinh thái đầu tiên ở thôn Cừa Lĩnh do 5 hộ gia đình tổ liên gia xây dựng năm 2021, mỗi năm bình quân có 100 - 130 đoàn đến tham quan (riêng năm 2020 có đến 170 đoàn trong nước đến tìm hiểu học tập). Đức Lĩnh vinh dự đón Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến thăm với sự ghi nhận, đánh giá cao các cụm sinh thái và cho biết sẽ chỉ đạo nhân rộng mô hình này.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Người dân xã Đức Lĩnh làm nông thôn mới. Ảnh: Văn Chung

Nhờ biết khai thác nguồn lực, tạo động lực từ trong quần chúng nhân dân, các doanh nghiệp và con em xa quê; nắm bắt lựa chọn, tiếp cận nguồn chính sách..., từ năm 2016 đến nay, Đức Lĩnh đã huy động hơn 187,6 tỷ đồng xây dựng NTM (bằng 155% so với giai đoạn 2010 - 2015). Trong đó, Nhân dân đóng góp hơn 28,6 tỷ triệu đồng (bao gồm tiền mặt, ngày công, hiến đất, hiến cây, nguyên vật liệu...); nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 159 tỷ đồng.

Từ các khu dân cư kiểu mẫu tạo ra nhiều cụm dân cư, tuyến đường, cảnh quan đẹp, các điểm nhà văn hóa thôn khang trang; kinh tế hộ phát triển, nhất là kinh tế vườn hộ được nâng lên một cách rõ nét, nhiều vườn đã cho hiệu quả thu nhập cao từ 300 triệu đồng/năm trở lên; có 367 hội viên các hội có mô hình kinh tế cho thu nhập 100 triệu đồng/năm. Xây dựng NTM tạo chuyển biến trong tư duy của người nông dân, từ sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, kết nối với thị trường, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn rỗi.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Khi được hỏi nguyên nhân mang đến những thành tựu về xây dựng NTM của Đức Lĩnh, chị Nguyễn Thị Hà Tân - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy Vũ Quang cho rằng, trước hết là nhờ 100% cán bộ ở đây luôn giữ vững vai trò nêu gương. Từ Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Thê đến các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền, cán bộ các thôn xóm, đoàn thể... đều đoàn kết, thương yêu nhau, đổi mới, sáng tạo, tiên phong gương mẫu trước mọi vấn đề, dù mới, dù khó. Đơn cử, việc xây dựng cụm dân cư “Sáng – xanh - sạch - đẹp (nay là cụm dân cư sinh thái), chính đồng chí Thê là người đầu tiên đứng ra bàn bạc với mấy hộ xung quanh nhà mình như: ông Lý (nguyên Chủ tịch UBND xã), ông Hà (Tổ trưởng Tổ liên gia 1 - Cừa Lĩnh)... cùng góp tiền, bỏ công sức ra làm. Lúc đầu có hộ còn chần chừ không muốn làm, nhưng thấy cán bộ quyết tâm, hăng hái nên theo làm. Tiếng lành đồn xa. Lãnh đạo huyện, tỉnh về thăm, thấy cụm dân cư quá đẹp, nhiều ưu việt nên hỗ trợ thêm kinh phí, nhờ vậy, Đức Lĩnh mở thêm được các cụm khác. Về thăm, ngồi trò chuyện, uống nước chè xanh, ăn miếng sắn luộc cùng bà con tại cụm dân cư Cừa Lĩnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thích thú và chia sẻ: “Mô hình này quá tuyệt vời, đoàn kết, gắn bó tình cảm bà con với nhau, không còn kiểu kín cổng cao tường, nhà nào biết nhà nấy. Đây chính là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của làng quê Việt Nam ta”.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Nông dân xã Đức Lĩnh phấn khởi thu hoạch cam. Ảnh: Văn Chung

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Người dân xã Đức Lĩnh khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong. Ảnh: Văn Chung

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Ngày đầu xây dựng NTM, cả xã chưa có một cơ sở chăn nuôi nào có đủ quy mô, tầm cỡ theo tiêu chí, lãnh đạo xã bàn nhau góp vốn, góp đất xây dựng trại chăn nuôi lợn tập trung theo hướng liên kết cùng Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Từ trại lợn thịt quy mô 300 con, đầu tư khá hiện đại của lãnh đạo xã, sau 2 năm, bà con hưởng ứng, làm theo nên đến nay, đã xuất hiện hàng chục mô hình, tổ hợp tác chăn nuôi lợn; hộ nuôi ít cũng từ 20 - 30 con, hộ nhiều từ 150 - 200 con. Nhờ liên kết đầu vào lẫn đầu ra ổn định, các hộ có thu nhập khá, được nhiều địa phương trong và ngoài huyện đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Theo Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Thê, với Đức Lĩnh, chủ trương gì mới, việc gì khó, lãnh đạo đều họp bàn, giao cán bộ chủ trì làm trước, từ đó vận động mọi người làm theo. Nhờ đó, 95% gia đình cán bộ từ xã đến thôn đều có vườn mẫu đạt chuẩn; những nơi có cán bộ chủ trì, tuyến đường ở đó nhất định phải là kiểu mẫu “Sáng – xanh - sạch - đẹp”.

“Không có những người như thế sẽ khó xây dựng được nông thôn mới”

Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh Nguyễn Xuân Thê (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) nhận vinh danh xã điển hình tại Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2022” .

Năm 2015, xã Đức Lĩnh được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng III. 10 năm qua, Đức Lĩnh còn đạt được nhiều thành tích đáng nể: Đảng bộ xã 5 năm liên tục (từ 2018 - 2022) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được Trung ương tặng bằng khen đơn vị xuất sắc trong 5 năm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đức Lĩnh là đơn vị duy nhất của Hà Tĩnh được vinh danh tại Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023” - tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đúng như khẳng định của nguyên Bí thư Huyện ủy Vũ Quang Nguyễn Thị Hà Tân: “Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Cán bộ là gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Không có đội ngũ cán bộ chủ trì thế này, sự nghiệp xây dựng NTM khó mà thành công như mong đợi”.

Ảnh: Khắc hiển - Văn CHung

thiết kế: Huy Tùng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.