Kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO ghi danh là di sản nhân loại

Hội Gióng ở Đền Phù Đổng là một "kịch trường dân gian" rộng lớn với các vai diễn, đạo cụ, trang phục, nghi thức đều mang tính biểu tượng nghệ thuật độc đáo và đặc sắc.

Kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO ghi danh là di sản nhân loại

Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Tối 11/12, tại không gian Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010-2020).

Hội Gióng ở Đền Phù Đổng là một “kịch trường dân gian” rộng lớn với các vai diễn, đạo cụ, trang phục, nghi thức đều mang tính biểu tượng nghệ thuật độc đáo và đặc sắc, tích hợp hàng loạt giá trị văn hóa tiêu biểu, tạo nên sức hấp dẫn cho lễ hội.

Điển hình là vai các “ông Hiệu” (Hiệu Cờ - tượng trưng Thánh Gióng, Hiệu Trống, Hiệu Chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ); hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng, đội quân chính quy; phường “Ải Lao,” “Làng áo đỏ,”“Làng áo đen” và 28 cô tướng tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân…

Hội Gióng là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Hội Gióng còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Với những giá trị nổi bật đó, ngày 16/11/2010 tại Kenya, đại biểu của 21 nước thành viên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã bỏ phiếu ghi danh Hội Gióng ở Đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và Đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội, Việt Nam) là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

Sau 10 được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thực hiện những cam kết của Chính phủ với UNESCO, huyện Gia Lâm đã nghiên cứu, đánh giá các giá trị về kiến trúc, không gian, giá trị văn hóa, lịch sử của Hội Gióng và Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng .

Huyện thành lập Ban quản lý Đền Phù Đổng; phối hợp với các nhà khoa học, nghiên cứu kiểm kê hiện vật, dập dịch văn bia và các tư liệu hán nôm; tư liệu hóa Hội Gióng bằng chữ, bằng hình ảnh; phát hành các ấn phẩm, phim ngắn có phụ đề tiếng Anh tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin.

Đồng thời, huyện cắm hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn di sản, du lịch; thực hiện mã nhận diện di sản thông qua hệ thống QR Code.

Hằng năm, Ủy ban Nhân dân huyện tổ chức tốt Hội Gióng , bảo tồn đầy đủ các nội dung, không gian hành Hội.

Đồng thời, huyện Gia Lâm đã đầu tư tu bổ tôn tạo các hạng mục trong Khu di tích bị xuống cấp như: Đình Hạ Mã, Đền Mẫu, Chùa Kiến Sơ, Bãi Soi Bia, di chuyển trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Phù Đổng ra vị trí khác tạo cảnh quan, không gian cho khu di tích và không gian thực hành Hội; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ, trồng cây xanh… với tổng mức đầu tư gần 72 tỷ đồng.

Cũng tại buổi lễ, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm đã đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; quyết định công nhận làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng; khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm khẳng định với niềm tự hào của quê hương Phù Đổng Thiên Vương, với mong muốn và khát vọng viết tiếp trang sử vàng truyền thống của địa phương, huyện Gia Lâm nói chung, xã Phù Đổng nói riêng sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng xã Phù Đổng trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch.

Huyện phấn đấu xây dựng Phù Đổng trở thành điểm du lịch của thành phố Hà Nội vào năm 2021, sản phẩm đặc trưng chính là du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch sinh thái.

Đồng thời, huyện tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của Hội, hệ thống di sản văn hóa của Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng gắn với xây dựng các tour, tuyến du lịch, kết nối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm và các điểm du lịch lân cận tại các quận, huyện trong địa bàn thành phố; tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên...

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu và nhân dân xã Phù Đổng được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc và tham quan trưng bày các gian hàng giới thiệu sản phẩm truyền thống của huyện Gia Lâm./.

Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...