Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống .

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

"Hoan Châu đệ nhất danh thắng" chùa Hương Tích (thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc). Ảnh: Chùa Hương Tích ngày nay nhìn từ trên cao, Ảnh PV)

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Nằm trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao khoảng 650m so với mực nước biển, tương truyền chùa Hương Tích được xây dựng từ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích với cảnh sắc tuyệt đẹp, như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên... Từ xưa, chùa Hương Tích được ca ngợi đứng đầu trong 21 danh lam thắng cảnh của vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Di tích khảo cổ học bãi Phôi Phối (Xuân Viên, Nghi Xuân) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1974 bởi các nhà khảo cổ học. Năm 2014, bãi Phôi Phối - Bãi Cọi được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Bãi Cọi thuộc văn hóa Sa Huỳnh (từ 1000 năm trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên) vùng Trung bộ, có sự du nhập của văn hóa Đông Sơn và văn hóa đồ sắt Trung Quốc. Việc phát hiện di tích Bãi Phôi Phối- Bãi Cọi chứng minh Hà Tĩnh là vùng đất hàng nghìn năm trước, người Việt cổ đã sinh sống. (Ảnh: Mộ nồi - hình thức mai táng đặc biệt được tìm thấy ở Bãi Cọi. Hình ảnh được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia đợt 18/10/2020 vừa qua. Ảnh: Internet)

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Di sản văn hóa Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc). Trong đó, nổi bật là “Mộc bản trường học Phúc Giang” (còn gọi là Mộc bản Trường Lưu) và “Hoàng hoa sứ trình đồ” (Hành trình đi sứ Trung Hoa) đã được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

"Mộc bản trường học Phúc Giang" được xem là bộ sách giáo khoa kinh điển được sử dụng liên tục cho việc dạy và học của hàng ngàn thầy giáo và học sinh qua gần 3 thế kỷ (XVIII - XX). Còn Hoàng hoa sứ trình đồ là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII. (Ảnh: Mộc bản trường học Phúc Giang. Ảnh: PV)

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Di tích Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) bao gồm một tổ hợp di sản vật thể và phi vật thể, trong đó, nổi bật là Di sản văn chương Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới. Ảnh: Các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Nôm, chữ Hán và một số ngôn ngữ khác qua nhiều thời kỳ....

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Bảo vật quốc gia: Bia Sùng Chỉ (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Bia Sùng Chỉ hay còn gọi là “Sùng Chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nay là xã Tùng Lộc (Can Lộc) nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Hiện, bia được dựng ở nhà thờ danh nhân Hà Tông Mục (thôn Tây Hương, xã Tùng Lộc). Tháng 1/2020, bia Sùng Chỉ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong ảnh: Từ trái qua phải mặt trước và mặt sau của bia Sùng Chỉ.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được hình thành từ các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt thường ngày... Năm 2014, dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Trong ảnh: Liên hoan Dân ca ví, giặm lần thứ 4, tổ chức tại Hà Tĩnh

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Ca trù là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ thế kỷ 15. Trong đó, Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được xem là một trong những cái nôi của nghệ thuật ca trù và Nguyễn Công Trứ là người có công đưa ca trù trở nên nổi tiếng vào thế kỷ 19 cho đến ngày nay. Ảnh: Hát ca trù tại Cổ Đạm (Nghi Xuân)

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh cũng là địa phương nhiều lần đăng cai tổ chức liên hoan ca trù toàn quốc. Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong ảnh: Một tiết mục ca trù của đoàn Hà Tĩnh tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018.

Hà Tĩnh là vùng đất có một kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi di sản đều có nét đặc sắc và vị trí riêng. Với vai trò là cơ quan đại diện Hội Di sản văn hóa Việt Nam ở Hà Tĩnh, thời gian qua, Chi hội Di sản Việt Nam tại Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm tốt vai trò tham mưu của mình cùng các cấp, ngành phát huy vai trò di sản trong chiến lược xây dựng con người và văn hóa Hà Tĩnh.

Bà Phan Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống