Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc

Những dãy nhà nghìn tuổi, văn hóa dân tộc Thổ Gia (Trung Quốc) đặc sắc, thiên nhiên đẹp tựa tiên cảnh... đã tạo nên Phù Dung cổ trấn (Trung Quốc) mơ màng, hấp dẫn du khách.

Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc

Cổ trấn xưa cũ, ma mị đẹp tựa tiên cảnh

Thuộc mảnh đất tự trị của dân tộc Thổ Gia, Phù Dung cổ trấn (Trung Quốc), được xây dựng cách đây hơn 2.000 năm, là một trong những điểm du lịch hút khách của tỉnh Hồ Nam.

Du khách tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) không thể bỏ qua địa điểm cổ kính, giàu giá trị lịch sử này.

Phù Dung cổ trấn cách trung tâm thành phố Trương Gia Giới khoảng 80 km về phía tây nam. Ngoài Trương Gia Giới và Phượng Hoàng cổ trấn, đây cũng là điểm du lịch hút khách ở tỉnh Hồ Nam.

Phù Dung cổ trấn tọa lạc trên thác Vương Thôn, nép mình bên dòng Dậu Thủy, tạo khung cảnh đẹp mơ màng, hoài cổ, nhưng ma mị đến lạ.

Đến cổ trấn nghìn tuổi, bạn có thể đi dạo trên những con đường lát đá quanh co như dải lụa mềm, ngắm nhìn căn nhà gỗ cổ bị thời gian lãng quên.

Điểm cao nhất của nơi này nằm ở độ cao hơn 900 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là gần 140 m. Nếu đứng ở nơi cao nhất, du khách có thể ngắm toàn cảnh thị trấn thơ mộng.

Nếu muốn ngắm nhìn thác Vương Thôn, bạn nên ghé Phù Dung cổ trấn vào khoảng thời gian từ tháng 6-9, đây là mùa mưa, nước chảy xiết.

Ngoài thác Vương Thôn, cung điện Thổ Ty cũng là điểm đến bạn không thể bỏ lỡ khi ghé cổ trấn. Không chỉ chiêm ngưỡng kiến trúc lâu đời, ngắm nhìn thiên nhiên trữ tình, cổ kính, du khách đến Phù Dung cổ trấn còn được tìm hiểu về văn hóa dân tộc Thổ Gia đặc sắc.

Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung QuốcLạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc

Vương Thôn, mảnh đất nghìn tuổi của người Thổ Gia

Phù Dung cổ trấn có tên gọi gốc là Vương Thôn. Sau thành công của bộ phim Hibiscus Town (công chiếu năm 1986) được quay tại Vương Thôn, du khách bắt đầu biết nhiều hơn về cổ trấn này và gọi bằng tên khác là Phù Dung cổ trấn.

Phù Dung cổ trấn được xây dựng từ khoảng 2.000 năm trước. Cư dân gốc trong vùng là người Thổ Gia. Hiện tại, người Hán cũng đến đây sinh sống.

Cách đây 300 năm, Vương Thôn thuộc quyền cai trị của Thổ Vương. Thời kỳ đó, nhà ở, đường sá, hành lang, cầu ở đây đều được xây dựng bằng gỗ và không sử dụng đinh sắt.

Cách xây dựng này giúp người Thổ Gia có thể dễ dàng tháo các thanh gỗ và di chuyển khi cần thiết.

Hiện tại, các ngôi nhà cổ vẫn được tu sửa, có nhiều căn được xây mới. Nếu muốn ngắm nhìn kiến trúc cổ kính nhất ở Vương Thôn, du khách nên ghé thăm nhà của Thổ Vương, giá vé tham quan 5 nhân dân tệ/người (17.500 đồng).

Phù Dung cổ trấn không quá rộng, du khách nên tham quan địa điểm này trong ngày. Nếu muốn ngắm nhìn cổ trấn ma mị về đêm, du khách có thể lưu trú tại đây trọn một ngày.

Những du khách đang có dự định tham quan Phượng Hoàng cổ trấn nên ghé qua Vương Thôn. Việc di chuyển, lên lịch trình tham quan 2 địa điểm này tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu chưa từng đến đây, bạn nên đi theo tour du lịch để tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, lịch sử lâu đời ở các địa điểm này.

Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung QuốcLạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung QuốcLạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Lạc giữa cổ trấn ma mị nghìn năm tuổi, cheo leo trên thác ở Trung Quốc
Theo Hoàng Minh - Bích Phương/Zing

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.