Nông dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), đẩy mạnh chuyển đổi số và tận dụng tốt các nguồn lực để sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, làm giàu chính đáng.
Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Nhờ đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất, vợ chồng cựu chiến binh Đậu Quang Huyến (thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế cho thu nhập cao nhất, nhì huyện.
Từ vùng đất kém năng suất, ông Hoàng Văn Thắng (SN 1967, trú tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến nơi đây trở thành trang trại trù phú, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ bỏ công việc kỹ sư xây dựng ở Hà Nội, anh Nguyễn Trọng Hùng (SN 1987, quê ở thôn Tân Tiến, xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở về cố hương làm giàu với nghề nuôi dê.
Không chỉ là chi hội trưởng chi hội nông dân tâm huyết, nhiệt tình, ông Nguyễn Văn Lĩnh (SN 1972, trú thôn Thanh Sơn, xã Đức Lĩnh, Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn là một điển hình trong sản xuất, kinh doanh tiêu biểu của địa phương.
Đằng sau sự thành công của nhiều người trẻ Hà Tĩnh khi tự mình khởi nghiệp là muôn nỗi khó khăn, nhưng hơn hết, sự tin tưởng, ủng hộ của những người thân trong gia đình là động lực để họ dấn thân, phấn đấu.
Đó là trường hợp của vợ chồng chị Dương Thị Nga ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) khi xây dựng mô hình kinh tế vườn ao chuồng (VAC) cho hiệu quả kinh tế cao, trên cồn cát bạc màu tại quê hương mình.
Gia đình thuộc hộ nghèo và bản thân mắc bệnh u bướu nhưng với nỗ lực vượt khó, thương binh Nguyễn Xuân Thược Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã “biến” vườn tạp thành vườn cây ăn quả, thu cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhận thấy được tiềm năng của cây nghệ ở vùng trà sơn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), anh Trần Bá Quang (thôn Kim Thành, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc) đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tinh bột nghệ và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm này. Từ cây trồng tự nhiên, cây nghệ đã trở thành cây trồng hàng hóa, cho thu nhập cao.
Với nguồn thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng, mô hình trang trại tổng hợp giữa vùng đồng trũng mênh mông của vợ chồng chị Nguyễn Thị Sơn (thôn Tây Bắc, Thường Nga, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng đi mới về dồn điền đổi thửa cho người dân nơi đây.
Sau nhiều năm cần mẫn cải tạo vùng đồi núi hoang thành trang trại tổng hợp với cây keo, cam và hồ cá, cựu chiến binh Nguyễn Đình Ninh (SN 1957, trú thôn Đồng Minh, xã Hương Minh, Vũ Quang, Hà Tĩnh) thu lãi cả trăm triệu mỗi năm.
Đồng hành với thanh niên lập nghiệp, thời gian qua Thị đoàn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ ÐVTN phát triển kinh tế. Từ đây, đã có nhiều thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp thành công, tạo được sức lan tỏa trong phong trào lập thân lập nghiệp của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Chúng tôi tìm gặp được chị Đặng Thị Quyết, thôn Yên Giang, Cẩm Yên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lúc chị đang lùa đàn trâu hàng chục con về chuồng trại. Cảm giác như bàn chân người phụ này không kịp bén đất bởi biết bao công việc trong trang trại đang chờ bàn tay tháo vát của chị.
Với khẩu hiệu “người cày có ruộng”, sau khi giành được độc lập, những “tá điền” xưa đã trở thành những ông chủ ruộng đồng. Và, với nguồn tư liệu sản xuất dồi dào trong tay, họ đã “vẽ” nên bức tranh thần kỳ trong nền nông nghiệp Hà Tĩnh.
Mang theo tấm bằng và những kiến thức tích lũy sau những năm miệt mài trên giảng đường, nhiều trí thức trẻ đã quyết định lập nghiệp ở quê hương. Tri thức, sự sáng tạo và khát vọng là hành trang để họ thổi luồng gió mới đến những làng quê.
Sản xuất vụ đông ở Hà Tĩnh thường gặp rất nhiều khó khăn, thế nhưng, không ít hộ dân ở các địa phương đã biết cách khắc phục, chế ngự thiên tai để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Nhiều người hay viện câu “tiền không mua được hạnh phúc” để trì hoãn việc làm giàu. Câu đó đúng nhưng thực tế tiền là yếu tố quan trọng bởi nó tạo cho bạn sự yên tâm, nhất là trong các giai đoạn khủng hoảng. Hãy từ bỏ các thói quen xấu dưới đây, nếu bạn muốn trở nên giàu có, theo Yourstory:
Trong danh sách hộ nông dân SXKD giỏi của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), tôi ấn tượng với chị Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1977, ở thôn 17, xã Thạch Tân. Chị là điển hình của người nông dân dám nghĩ, dám làm và làm giàu thực sự từ bàn tay, khối óc của mình.
Hươu sao được tỉnh xác định là sản phẩm chủ lực trong ngành nông nghiệp. Những năm qua, nghề nuôi hươu thực sự đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân huyện miền núi Hương Sơn. Tuy nhiên, vật nuôi chủ lực này đang cần được quan tâm hơn để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, có thể nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh.
Nằm lọt sâu trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) là ao cá rộng chừng 3 ha với hàng ngàn con vịt trời. Đó là cơ ngơi tiền tỷ của nông dân Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1971).