Nuôi vịt trời, thu tiền tỷ

(Baohatinh.vn) - Nằm lọt sâu trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) là ao cá rộng chừng 3 ha với hàng ngàn con vịt trời. Đó là cơ ngơi tiền tỷ của nông dân Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1971).

nuoi vit troi thu tien ty

Mỗi ngày, anh Cường xuất bán ra thị trường hàng nghìn con vịt trời giống

Đến thăm trang trại của anh Nguyễn Mạnh Cường, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến đàn vịt trời hàng nghìn con đang bơi lội trên hồ nước rộng khoảng 3 ha. Theo lời anh Cường thì để có được thành quả ngày hôm nay, gia đình anh đã phải trải qua biết bao khó khăn và sóng gió.

Cách đây hơn 1 năm, khi đọc báo thấy doanh nhân Dương Trọng Tuệ ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) áp dụng kỹ thuật nuôi thành công giống vịt trời, mang lại hiệu quả cao, anh đã quyết định lặn lội ra tận Bắc Giang và được anh Tuệ tận tình hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm. Khi trở về, anh Cường đã mua 1.500 con vịt trời với giá 30 nghìn đồng/con, tiến hành nuôi thử nghiệm.

Thế nhưng, nguồn vốn xây dựng chuồng trại rất lớn, anh phải vay anh em, bạn bè. Nhiều người đã dè chừng, hoài nghi mô hình của anh có thể không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên không cho vay. Quyết là làm, anh đã thế chấp vườn tược, ngôi nhà đang ở và tất cả tài sản trong nhà vay thêm 2,8 tỷ đồng đầu tư vào trang trại. Từ chỗ chỉ có 1.500 con vịt giống, hiện nay, gia đình anh Cường đã nhân giống lên hàng nghìn con, gồm cả vịt sinh sản và vịt thương phẩm. Thời điểm nhiều nhất lên đến 14.000 con, ít nhất cũng 7.000 con.

Theo anh Cường, nuôi vịt trời không khó, chúng lớn rất nhanh và ít dịch bệnh. Thức ăn toàn là những loại dễ kiếm như: lúa, ngô, cám… Trong quá trình nuôi, chỉ cần chú ý khoảng thời gian đầu, sau 20 ngày nở mới cho vịt con xuống nước và ra ngoài thiên nhiên để phát triển tự nhiên, khỏe mạnh. Sau khoảng 4-5 tháng nuôi, có thể xuất bán với trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 1-1,5 kg. Thịt vịt trời ngon, thuộc diện đặc sản nên giá bán trên thị trường luôn ở mức cao, từ 120.000 - 150.000 đồng/con. Không những thế, hiện nay nhiều người dân cũng có nhu cầu nuôi vịt trời nên gia đình anh Cường còn sản xuất vịt giống, giá 20.000 đồng/con độ 7 ngày tuổi.

Sau hơn 1 năm nuôi, gia đình anh Cường đã xuất bán hơn 2 vạn con vịt thương phẩm cùng các sản phẩm khác như: trứng, vịt giống… Trừ các khoản chi phí, trong năm vừa qua, gia đình anh có nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng.

nuoi vit troi thu tien ty

Anh Cương đang mở mang trang trại theo hướng đa cây, đa con để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

Về hướng phát triển trong thời gian tới, anh Cường cho biết: “Sắp tới, anh sẽ mở rộng diện tích trang trại, quy mô nuôi vịt trời, tạo thành nơi cung cấp giống và vịt trời thương phẩm cho cả khu vực miền Trung”.

Rời vùng đất trũng, trước đây chỉ sản xuất được một vụ mùa, nay đã thay da đổi thịt, chúng tôi thầm nghĩ, rồi đây, bằng ý chí và nghị lực, người nông dân “chân đất” này chẳng mấy chốc mà trở thành tỷ phú.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.