Những nông dân Hà Tĩnh "hái ra tiền" từ trồng rau vụ đông

(Baohatinh.vn) - Sản xuất vụ đông ở Hà Tĩnh thường gặp rất nhiều khó khăn, thế nhưng, không ít hộ dân ở các địa phương đã biết cách khắc phục, chế ngự thiên tai để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

nhung nong dan ha tinh hai ra tien tu trong rau vu dong

Thời điểm này, hơn 2 sào su hào của gia đình ông Nguyễn Thọ Thống (Thạch Liên - Thạch Hà) đã phát triển tốt.

Trong khi vụ đông ở nhiều nơi chưa được triển khai sản xuất do điều kiện thời tiết bất lợi, thì gia đình ông Bùi Đình Khôi (thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn, Thạch Hà) đang “hái ra tiền” hàng ngày từ hơn 1 sào cà và đậu bắp. Ông Khôi cho biết, tuy gia đình chỉ còn 2 vợ chồng ở nhà nhưng vẫn duy trì sản xuất hơn 2 sào rau, củ, quả ở cả vùng sản xuất tập trung và trong vườn nhà.

“Hiện tại, thời tiết thất thường nên tôi chưa xuống giống đại trà các loại giống mà lựa chọn sản xuất cà và đậu bắp có khả năng kháng chịu khá với điều kiện mưa nhiều, đồng thời, tiến hành các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp. Vì vậy, các loại cây này phát triển rất tốt. Mỗi ngày, bình quân gia đình thu nhập trên 500 ngàn đồng. Do sản phẩm trên thị trường chưa nhiều nên bán rất dễ dàng, lại được giá” - ông Khôi chia sẻ.

Những năm qua, từ trăn trở làm sao để sống được và làm giàu từ sản xuất cây màu vụ đông trong điều kiện khí hậu, thời tiết không thuận lợi, ông Nguyễn Thọ Thống (thôn Thọ, xã Thạch Liên, Thạch Hà) đã tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và thử nghiệm ngay trên chính diện tích đất trồng của mình qua từng vụ sản xuất.

Với trên 6 sào đất sản xuất vụ đông, ông Thống chủ yếu thâm canh các loại rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao như: Su hào, cải bắp, súp lơ… Bình quân thu nhập trên 12 triệu đồng/sào. Đến thời điểm này, gia đình ông đã xuống giống được gần 5 sào. Bên cạnh sản xuất thương phẩm, gia đình ông Thống cũng là một địa chỉ tin cậy của bà con ở nhiều địa phương có nhu cầu về các loại giống rau, củ, quả.

Ông Nguyễn Thọ Thống khẳng định: “Mặc dù thời tiết không ủng hộ, tuy nhiên, làm giàu từ vụ đông là điều có thể. Nếu có đủ đam mê, đồng thời biết cách chế ngự, né tránh thiên tai, chủ động được nguồn giống và lựa chọn được những loại giống cây trồng phù hợp, có giá trị kinh tế thì sẽ cơ bản giải quyết được nỗi lo về thiên tai và có thu nhập cao”.

nhung nong dan ha tinh hai ra tien tu trong rau vu dong

Nông dân Hà Tĩnh vẫn có thể làm giàu trong sản xuất vụ đông

Tại các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh cũng có nhiều người dân mạnh dạn gắn bó và làm giàu từ vụ đông trong điều kiện vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt. Ông Lê Viết Hừng (thôn Đông Hà, xã Kỳ Lâm) là một điển hình. Để sản xuất được gần 3 sào đất vụ đông của gia đình, ông Hừng phải đầu tư hàng trăm triệu đồng làm nhà lưới. Có được hệ thống nhà lưới, việc sản xuất các loại rau, củ, quả gần như không phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết. Cùng với việc lựa chọn gieo trồng các loại giống rau màu phù hợp, hàng ngày, gia đình có thể thu trên 1 triệu đồng tiền bán rau; đặc biệt là giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động trên địa bàn.

“Chi phí đầu tư sản xuất rau, củ, quả rất cao, nhưng do thời tiết không thuận lợi, ít người đầu tư làm nên sản phẩm làm ra bán rất dễ, lại được giá. Hiện tại, lượng sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Sắp tới, tôi dự định mở rộng diện tích để nâng cao lượng rau, củ, quả cung ứng cho thị trường” - ông Hừng cho hay.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.