Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

(Baohatinh.vn) - Đó là trường hợp của vợ chồng chị Dương Thị Nga ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) khi xây dựng mô hình kinh tế vườn ao chuồng (VAC) cho hiệu quả kinh tế cao, trên cồn cát bạc màu tại quê hương mình.

Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

Khu vườn của vợ chồng anh chị từng là cồn cát hoang hóa, bạc màu

Mặc dù, hộ khẩu thuộc thôn Quang Trung, một trong những thôn gần trung tâm của xã Thịnh Lộc nhưng để đến được nhà chị Dương Thị Nga (SN 1976) và anh Lê Doãn Bằng (SN 1971), chúng tôi phải đi qua một trảng cát bạc màu với quãng đường gần 1km.

Khác với hình dung ban đầu, khu vườn trên cát trắng hiện ra với vẻ xanh tươi, đầy sức sống.

Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

“Lúc sắp đến ngày đi xuất khẩu lao động tôi chợt nghĩ tại sao mình không tìm cách thay đổi cuộc sống ngay trên chính quê hương mình”, chị Dương Thị Nga tâm sự.

Chị Dương Thị Nga chia sẻ: "Khi thành lập gia đình, cuộc sống vất vả quả, nhiều lúc chúng tôi đã có ý định bỏ xứ đi làm ăn. Đến năm 2002, khi cháu thứ 2 được 3 tuổi, tôi đã quyết định vay tiền làm thủ tục sang Đài Loan lao động.

Sau khi nộp hồ sơ và học tiếng Trung được một thời gian, tôi chợt nghĩ đi vài năm kiếm được ít tiền rồi cũng trở về quê, phải bắt đầu lại. Mặt khác, con cái còn nhỏ, ai sẽ chăm chúng khi mẹ đi lâu như thế. Vậy là tôi bàn với chồng rút hồ sơ không đi nữa, quyết tâm tìm cách thay đổi cuộc sống".

Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

Chị Nga chia sẻ kinh nghiệm làm mô hình VAC với chị em phụ nữ đến tham quan

Thời điểm đó, cuộc sống của gia đình chị Nga và anh Bằng vô cùng khó khăn khi đôi vợ chồng trẻ cưới nhau chỉ có hai bàn tay trắng, lại sớm có 2 đứa con nhỏ. Gia đình nội, ngoại đều thuộc diện nghèo không hỗ trợ được gì.

Tài sản duy nhất là túp lều tranh xiêu vẹo trên cồn cát tách biệt với làng. Sinh kế của gia đình phụ thuộc vào tiền công làm thợ hồ lúc có lúc không của chồng...

Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

Mô hình nuôi bồ câu với trên 300 con của vợ chồng chị Nga

Sau khi quyết tâm bám trụ trên quê hương, hai vợ chồng chị Nga kiên trì từng bước một, thuần hóa cồn cát để tìm kế mưu sinh.

Anh Bằng tâm sự: “Lúc đó, muốn làm gì cũng khó vì việc vay vốn ngân hàng không thuận lợi như bây giờ. Chúng tôi bàn với nhau gây dựng từ từ bằng cách tiết kiệm tiền để mua một đôi lợn giống; xới mảnh vườn toàn cỏ xương để trồng rau lang cho gia súc. Rồi nhân thêm lợn, nuôi thêm gà... từ đó có thêm chút vốn. Cồn cát cũng được chúng tôi trồng thêm cây để giữ nước, mở rộng sản xuất...”.

Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

Anh Lê Doãn Bằng bên khu vườn cây ăn quả xanh tốt trồng trên cồn cát bạc màu.

Bằng cách kiên trì, chịu khó và tích lũy dần, từ năm 2012, anh chị đã gầy dựng được đàn lợn hàng chục con, mỗi đợt xuất chuồng được 100 triệu đồng. Tiếp đến, anh chị vay thêm ngân hàng để đầu tư vào sản xuất như: mở mang chuồng trại tăng số lượng đàn lợn, nuôi bồ câu, nuôi gà, ngan, vịt... Đặc biệt, đồi đất cát bạc màu trước đây được anh chị cải tạo thành khu vườn cây ăn quả lâu năm và ngắn ngày gồm: na, ổi Đài Loan, đu đủ Thái Lan...

5 năm gần đây, trên 3.800 m2 diện tích đất vườn, mỗi năm chị Nga, anh Bằng nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa khoảng 10-15 con con; đàn vịt, ngan hơn 3.000 con, khoảng 500 con gà và 300 con chim bồ câu; ngoài ra trồng 2 sào đu đủ Thái Lan, 200 gốc na, ổi... Mỗi năm gia đình anh chị thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng.

Vợ chồng nông dân Lộc Hà làm giàu trên cồn cát bạc màu

Thành công từ xây dựng mô hình kinh tế VAC, vợ chồng chị Nga, anh Bằng đã nuôi được các con ăn học đại học và xây dựng được ngôi nhà khang trang cùng nhiều tiện nghi giá trị.

Với sự nỗ lực không ngưng nghỉ, vợ chồng anh chị không chỉ nuôi được các con ăn học đàng hoàng (con đầu đã tốt nghiệp đại học du lịch, con thứ 2 đang học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) mà còn xây dựng được ngôi nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng cùng các tiện nghi giá trị khác.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Khắc Phong nhận xét: “Thịnh Lộc là xã vùng biển ngang thuộc diện khó khăn nhất của huyện Lộc Hà. Trong đó, diện tích đất đai canh tác phần lớn là đất cát bạc màu. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình vượt lên khó khăn, biến những cồn cát bạc màu thành những trang trại xanh tươi, trù phú. Vợ chồng chị Dương Thị Nga và anh Lê Doãn Bằng là một trong những điển hình như thế".

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.