Lăng Bác - Nơi hội tụ tình cảm, niềm tin

45 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về cõi vĩnh hằng và 39 năm mở cửa đón nhân dân trong nước, khách quốc tế đến viếng Bác, Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của nhân dân cũng như khách quốc tế đối với Bác. Mỗi khi về viếng Bác, mọi người đều nghẹn ngào xúc động, với tình cảm kính trọng, thân thương.

Lăng Bác - ngôi nhà vĩnh hằng của Người giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử luôn được duy tu, tôn tạo ngày càng khang trang, đẹp đẽ; đón tiếp tận tình, ân cần, chu đáo đồng bào và khách quốc tế đến viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu nặng, đời đời biết ơn đối với con người vĩ đại của một dân tộc luôn khát khao tự do, độc lập.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN

* Tấm lòng kính yêu vô hạn

Sau khi Bác qua đời (2/9/1969), thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Bộ Chính trị đã quyết định: “... Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người...”.

Nhiệm vụ thiêng liêng và trọng trách lớn lao đó được giao cho Quân đội, trực tiếp là Đoàn 69 (tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Ngày 2/9/1973, Công trình Lăng Bác được khởi công xây dựng. 29/8/1975, ngày khánh thành Lăng Bác, cũng là ngày tổ chức buổi lễ viếng Bác đầu tiên đã trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, nhiệm vụ giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác chuyển sang một giai đoạn mới với những yêu cầu rất cao.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới, ngày 28/12/1975, Quân ủy Trung ương đã ra nghị quyết về việc tổ chức Đơn vị Bộ đội Bảo vệ Lăng.

Ngày 14/5/1976, Bộ trưởng Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy phiên hiệu là Đoàn 969, với nhiệm vụ: Bảo đảm tốt việc giữ gìn nguyên vẹn và lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, vận hành các thiết bị máy móc ở Lăng và các công trình kỹ thuật có liên quan; tổ chức gác danh dự ở Lăng và bảo vệ an toàn khu vực Lăng; tổ chức đón tiếp, tuyên truyền cho nhân dân, khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sinh hoạt chính trị, văn hoá tại Lăng.

Đến năm 1995, đơn vị được giao thêm nhiệm vụ quản lý và tổ chức phục vụ các hoạt động tại Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ đường Bắc Sơn.

Từ ý nghĩa và tính chất quan trọng của nhiệm vụ, ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay, cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ của đơn vị đã thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Bác Hồ, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, nêu cao ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, với một ý thức trách nhiệm cao, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội giao phó.

* Phục vụ chu đáo đồng bào về viếng Bác

Cùng với công việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác, Bộ Tư lệnh Lăng luôn quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình có liên quan. Nhiều sáng kiến, cải tiến hợp lý hóa quy trình vận hành được đề xuất và ứng dụng đạt hiệu quả, góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ y tế và phục vụ thăm viếng.

Hàng năm đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ duy tu, sửa chữa, tôn tạo kiến trúc công trình Lăng, Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và các công trình có liên quan; bảo đảm các công trình luôn khang trang, sạch đẹp, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ tương xứng với ý nghĩa chính trị, văn hóa của mỗi công trình.

Các em học sinh được gia đình và nhà trường đưa đến thăm Lăng Bác. Ảnh : Anh Tuấn - TTXVN.

Các em học sinh được gia đình và nhà trường đưa đến thăm Lăng Bác. Ảnh : Anh Tuấn - TTXVN.


Ðơn vị cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn, đoàn kết với đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, bảo đảm tuyệt đối an toàn lễ viếng Bác, công trình Lăng, Quảng trường Ba Ðình, Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và các buổi sinh hoạt chính trị, văn hóa diễn ra trong khu vực Lăng; duy trì tốt nghi lễ quốc gia và nghi lễ quân đội, xứng đáng tiêu biểu cho toàn quân thực hiện nhiệm vụ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, đơn vị đã chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Chính phủ, Bộ Quốc phòng từ ngày 19/5/2001 triển khai thực hiện nghi lễ chào cờ hàng ngày trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðây là một hoạt động góp phần giáo dục niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, tạo một hình thức nghi lễ mới trên Quảng trường Ba Ðình lịch sử.

Song song với các nhiệm vụ, công tác đón tiếp, tuyên truyền 39 năm qua, luôn được đơn vị cải tiến, đổi mới về nội dung, hình thức, không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả, phục vụ chu đáo nhân dân và khách quốc tế đến viếng Bác.

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, đồng bào từ mọi miền của Tổ quốc và khách quốc tế đến viếng Bác càng đông. Mỗi buổi có hàng ngàn người đến viếng Bác, nhưng tất cả đều được hướng dẫn, đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo.

Đó cũng là tình cảm thiêng liêng, tấm lòng của cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dâng lên Bác kính yêu nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Bác đi xa.

Từ ngày mở cửa Lăng đến tháng 6/2014, đơn vị đã đón tiếp gần 48 triệu lượt người đến viếng Bác; trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế. Các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa ở khu vực Lăng do Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng tổ chức để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong đồng bào.

45 năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác về cõi vĩnh hằng, cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đoàn kết, khắc phục những khó khăn thử thách, vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt trong mọi tình huống, xứng đáng với niềm tin tưởng, yêu mến của Ðảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân.

Đơn vị đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang, tự hào: “Trung hiếu vẹn toàn, đoàn kết hiệp đồng, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo”. Đơn vị đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất...

Theo TTXVN

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.