Khu biệt thự ở đường Lê Lai gồm 15 căn, nằm rải rác trên một ngọn đồi thoáng đãng, do người Pháp xây từ những năm 1920.
Đà Lạt thường được nhiều người ví như một “Bảo tàng kiến trúc của Pháp” với hơn 1.300 công trình kiến trúc, biệt thự cổ được những nhà khai hoang người Pháp xây dựng. Ngoài các công trình nổi tiếng hút khách như nhà thờ Con Gà, nhà Ga hay trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt thì khu biệt thự cổ trên đường Lê Lai cũng là một điểm đến không thể không nhắc đến.
17 căn biệt thự nằm trên một đồi thông rộng 17 ha được xem như là một ngôi làng Pháp. Hiện tại, nơi đây là một khu lưu trú hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé chân ở thành phố.
Ngày nay, nơi này được khôi phục và cải tạo để giữ lại gần như nguyên vẹn nét kiến trúc đặc trưng từng vùng miền của nước Pháp, nơi những người chủ ban đầu của biệt thự mang tới. Mỗi tòa biệt thự đều có tên riêng như: biệt thự Mậu dịch Đông Dương, biệt thự của khách lữ hành, nhà khảo cổ, họa sĩ, người trồng trọt của biệt thự Brigitte, biệt thự Câu lạc bộ xe hơi…
Nội thất bên trong của các biệt thự hầu như được giữ nguyên trong quá trình trùng tu, từ các chi tiết nhỏ như: sàn gỗ, công tắc đèn, hệ thống cửa sổ được làm bằng gỗ quý, chiếc lò sưởi… Nhờ vậy du khách khi đến đây đều có cảm giác như đang ở trong một ngôi nhà kiểu Pháp chính hiệu.
Các vật dụng trưng bày trong biệt thự gợi nhớ về cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu Pháp vào đầu thế kỷ 20 tại Đông Dương.
Do thời tiết hay mưa và không khí lạnh của xứ cao nguyên mà tất cả căn nhà người Pháp xây đều có một chiếc lò sưởi để giữ ấm.
Trong số các căn biệt thự hiện tại thì căn số 26 được chú ý nhất. Tại đây chữ “PAX” do người chủ khắc sâu vào tường vẫn còn được lưu giữ. Trong tiếng La tinh và thuật ngữ của Thiên chúa giáo thì “PAX” có nghĩa là bình yên, nên căn biệt thự này còn có tên gọi là “Căn nhà bình an”. Chủ nhân của căn nhà này cũng là người sản xuất, bán phô mai cho các hộ gia đình trong làng và các khu vực lân cận thời bấy giờ.
Làng Pháp gần một thế kỷ ở trung tâm Đà Lạt
“Ngôi nhà bình an” hầu như nguyên vẹn kiến trúc từ chiếc cổng sắt, cổng chính, cổng phụ và hệ thống tường bao được làm bằng đá chẻ. Video: Phong Vinh.
Trước đây, người dân Đà Lạt thường gọi nơi đây là Khu cư xá ngoạn mục hay trong tiếng Pháp là Cité Bellevue, nay là Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa. Trải qua thời gian, dù vài căn nhà đã bị xuống cấp nhưng không gian vẫn đậm chất Pháp, mang lại cho du khách đến Đà Lạt nhiều trải nghiệm thú vị.
Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 diễn ra vào tối 21/6 tại Nha Trang (Khánh Hòa) với sự góp mặt của 43 thí sinh. Vương miện hoa hậu thuộc về Phương Linh.
Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
Lễ kỷ niệm là dịp để Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định, tôn vinh công lao, tài năng và những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học, văn hóa Việt Nam và nhân loại.
Đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá (Hương Sơn) được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2008 nhưng hiện nhiều hạng mục tại cụm di tích này hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Ứng dụng công nghệ để quảng bá di tích, cách làm này tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang mở ra hướng tiếp cận mới, sinh động hơn, gần gũi hơn với du khách – đặc biệt là giới trẻ.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đang góp phần đánh thức tiềm năng du lịch, quảng bá nét đẹp quê hương con người Hà Tĩnh.
Cổng làng Văn Xá (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới được xây dựng, song việc thể hiện tên làng và câu đối nổi bật bằng chữ Hán đã gây ra những ý kiến không đồng tình.
Triển lãm thành tựu KT-XH nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh là sự kiện quan trọng, khẳng định những thành quả của đất nước trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển.
Trước làn sóng chỉ trích về an ninh ngày càng gia tăng, chính quyền thành phố du lịch Pattaya quyết định sử dụng công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ du khách và người dân.
Tham dự buổi lễ có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.
Việc được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh là cơ sở để các địa phương, dòng họ có hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích.
Trên đời này, duyên phận không thể cưỡng cầu. Khi hạnh phúc tan vỡ điều cần làm không phải là trốn tránh hay chìm vào nỗi đau quá khứ mà phải đối diện để tìm lại chính mình!
Nghỉ hè là khoảng thời gian được thanh, thiếu nhi mong chờ nhất sau một năm học tập. Tại Hà Tĩnh, ngay từ đầu tháng 6, các lớp năng khiếu hè đã bắt đầu hoạt động, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Tại nhiều địa phương Hà Tĩnh, nhiều bảo vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại dưới nhiều hình thức, không chỉ làm tổn hại giá trị lịch sử, văn hóa mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm bảo tồn di sản.