Lãnh đạo Hà Tĩnh tham dự “Đêm di sản Việt Nam” tại Pháp

(Baohatinh.vn) - Tối 17/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Pháp đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đêm di sản Việt Nam” với chủ đề “Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững”.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tham dự “Đêm di sản Việt Nam” tại Pháp

Tham dự chương trình, về phía Việt Nam có ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; bà Lê Thị Hồng Vân, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO; ông Đinh Toàn Thắng Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Phía quốc tế có bà Adriana Ortiz, Bộ trưởng Bô Văn hóa Paraguay; bà Tamara Rastovac Siamashvili, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO; ông Anthony Ohemeng-Boamah, Trợ lý Tổng Giám đốc về đối ngoại và ưu tiên châu Phi; ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới; Đại sứ Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 42 UNESCO và gần 200 đại sứ, đại diện các phái đoàn, lãnh đạo và đại diện Ban Thư ký UNESCO.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh đồng chí Trần Báu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trương Thanh Huyền, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tham dự “Đêm di sản Việt Nam” tại Pháp

Tại chương trình, các đại biểu đã được thưởng thức một hành trình di sản văn hoá phong phú, đa dạng, độc đáo của Việt Nam...

Lãnh đạo Hà Tĩnh tham dự “Đêm di sản Việt Nam” tại Pháp

...trong đó có hát then của dân tộc Thái, Tày, Nùng và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Chương trình là hoạt động nằm trong chuỗi kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp. Đây cũng là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè trên khắp thế giới.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Việt Nam coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Việt Nam đã tiến hành kiểm kê, xếp hạng hơn 40 nghìn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở các địa phương. Với hơn 35 di sản thuộc các loại hình do UNESCO công nhận từ di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, đến tư liệu thế giới và các thành phố sáng tạo tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Việt Nam tự hào với nền văn hóa đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tham dự “Đêm di sản Việt Nam” tại Pháp

Các vị đại biểu chụp hình lưu niệm với các diễn viên

Trong công cuộc chấn hưng văn hóa, Việt Nam luôn đề cao vai trò của Nhân dân là chủ thể của di sản. Cộng đồng chính là người đã sáng tạo ra di sản, nắm giữ di sản, thực hành, trao truyền di sản, và sống được bằng di sản. Di sản không chỉ có giá trị tinh thần mà trở thành của cải vật chất, gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư. Việc ghi danh các di sản không chỉ khiến cộng đồng nhận diện, tự hào về các giá trị di sản nắm giữ, mà còn góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Việt Nam tham gia Công ước Di sản Thế giới từ năm 1987. Trải qua hơn 35 năm thực hiện công ước, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới. Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới tại Tràng An.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tham dự “Đêm di sản Việt Nam” tại Pháp

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tham dự chương trình

Tại chương trình, các đại biểu đã được thưởng thức một hành trình di sản văn hoá phong phú, đa dạng, độc đáo của Việt Nam, trong đó có hai tập tục được ghi danh di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại: hát then của dân tộc Thái, Tày, Nùng và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast