Lật lại phi vụ CIA trộm trực thăng Mi-25

Đã 33 năm trôi qua nhưng phi vụ đánh cắp trực thăng Mi-25 do Mỹ thực hiện vẫn là sự kiện được quan tâm đặc biệt.a

Theo Aviation Weekly, rạng sáng 12/6/1987, hai trực thăng Chinook CH-47 của Lục quân Mỹ đã đột nhập một căn cứ trên đất Chad giáp Libya, câu trộm một trực thăng chiến đấu Mi-25 (do Liên Xô chế tạo) của Libya đậu tại đây để phục vụ kế hoạch của CIA.

Thực hiện phi vụ liều mạng này là nhóm đặc nhiệm của Trung đoàn hàng không đặc nhiệm số 160, còn gọi là Night Stalkers (Những kẻ theo dõi đêm), theo trang tin Tactical Air Network (Mỹ).

Lật lại phi vụ CIA trộm trực thăng Mi-25

Chiếc trực thăng bị đánh cắp.

Những năm 1980, Mỹ và phương Tây rất quan tâm loại trực thăng vũ trang Mi-25, phiên bản xuất khẩu của trực thăng chiến đấu và chở quân Mi-24 của Liên Xô. Một chiếc Mi-24 vừa chở được 8 lính đặc nhiệm vừa có thể khai hoả hỗ trợ từ trên không với dàn vũ khí hùng hậu.

Cơ hội đã đến khi tình báo Mỹ biết được có 1 chiếc Mi-25 của Libya đậu tại một căn cứ trên đất Chad sát biên giới Libya vào năm 1987. Lúc đó quân nổi dậy Chad được Libya hậu thuẫn đã chiến đấu một thời gian dài với quân chính phủ, và quân đội Libya còn can thiệp vào cuộc chiến này.

Khi quân đội Chad đẩy lùi quân Libya khỏi biên giới vào năm 1987, quân Libya còn kẹt lại một số vũ khí quý giá trên sa mạc Chad chưa đưa về nước như xe bọc thép, pháo, cùng 1 chiếc Mi-25 Hind-D trong tình trạng tốt tại một sân bay cũ ở Ouadi Doum.

CIA sau khi xác nhận có một chiếc trực thăng như vậy ở Ouadi Doum liền nhanh chóng lên kế hoạch đánh cắp nó. Sau khi thương lượng với chính quyền Chad, CIA nhờ Bộ Quốc phòng Mỹ giúp đỡ việc đánh cắp trực thăng này.

Một chiến dịch đặc biệt tên là Mount Hope III (Đỉnh hy vọng III) được tiến hành, cần các phi công dũng cảm và liều mạng, đó là Trung đoàn hàng không đặc nhiệm số 160 của Lục quân Mỹ.

Giai đoạn đầu mang tên Mount Hope II bắt đầu vào tháng 4/1987 tại sa mạc New Mexico, nơi có điều kiện khí hậu tương đối giống ở Chad, để đặc nhiệm Mỹ tập luyện. Các chiếc CH-47 Chinook của trung đoàn 160 được sửa đổi để chịu được trọng lượng của chiếc Mi-25 Hind-D, ước nặng từ 7,7 - 8 tấn và cồng kềnh.

Các móc chịu lực cần thiết được gia cố, động cơ và bộ phận truyền động được kiểm tra và điều chỉnh, và vị trí tương đối lý tưởng của thân chiếc Mi-25 bên dưới chiếc Chinook cũng được xác định kỹ.

Nhóm Night Stalkers dùng Chinook câu một khung máy bay tương tự chiếc Mi-25 và tập câu đi câu lại nhiều lần, kể cả hai lần tiếp dầu trên không. CIA và Lầu Năm Góc sau khi quan sát đã quyết định cho tiến hành chiến dịch thực sự.

Ngày 21/5/1987, Tổng thống Mỹ cho phép tiến hành chiến dịch Mount Hope III. Nhóm Night Stalkers mang 2 chiếc Chinook lên 1 chiếc máy bay vận tải C-5 Galaxy bay đến Đức, sau đó bay sang sân bay Ndjamena phía nam Cộng hoà Chad ngày 10/6/1987.

Lục quân Mỹ đã triển khai 2 nhóm trinh sát tại đây hơn 2 tuần trước để tránh con mắt của đối phương. Chính phủ Pháp hỗ trợ chiến dịch với 1 phi đội tiêm kích Mirage F-1 và lính bảo vệ. Máy bay vận tải C-130 Hercules được điều đến để làm nhiệm vụ tiếp dầu trên không cho 2 chiếc Chinook.

Ngày 11/6, nhóm Night Stalkers tiến hành ngay nhiệm vụ, theo đó hai chiếc CH-47 bay một quãng đường dài 900 km trong đêm tối, cẩu chiếc Mi-25 ở Ouadi Doum và quay về trước rạng đông 12/6. Lúc đó lính Libya vẫn còn ở tại khu vực này, dù đa phần đã bị quân chính phủ Chad đẩy lùi về bên kia biên giới.

Vụ việc này có nhiều khả năng gây ra một cuộc đọ súng và bùng nổ một sự kiện quốc tế tiếp theo nếu Libya phát hiện Mỹ đang lấy trộm vũ khí của Libya ở sa mạc, dù chiếc Mi-25 đã bị bỏ rơi trong lãnh thổ có chủ quyền của Chad.

Chiếc Chinook đầu (gọi là Chalk 1) sau khi bay đến Ouadi Doum, tiếp cận nơi chiếc Mi-25 đang đậu ngoài trời và thả toán xuống chuẩn bị dây móc. Chiếc Chinook thứ 2 (Chalk 2) bay lượn bên trên và sau đó sà xuống để toán đặc nhiệm gắn dây buộc chiếc Mi-25 vào bụng máy bay.

Sau đó Chalk 2 cẩu chiếc Mi-25 lên, bay về Ndjamena cùng Chalk 1. Quân Libya hoàn toàn không biết gì về những gì đã xảy ra cách nơi trú quân của họ chỉ vài km. Chiếc Chalk 2 dừng 2 lần trên đường về để tiếp nhiên liệu, một lần tại sân bay của quân đoàn lê dương Pháp, mỗi nơi đều có máy bay C-130 của Không lực Mỹ chờ sẵn để tiếp dầu.

Khi tiếp dầu lần 2, một trận bão cát cao hơn 1,5 km xuất hiện và chiếc CH-47 cẩu chiếc Mi-25 chỉ còn 45 phút đến căn cứ. Cuối cùng chiếc Chalk 2 hạ cánh xuống Ndjamena ngay trước khi cơn bão cát tiến đến với tầm nhìn gần như bằng không.

Chờ 20 phút cho trận bão cát chuyển qua nơi khác, nhóm Night Stalkers sau đó đưa 2 chiếc Chinook cùng chiến lợi phẩm Mi-25 vào trong khoang máy bay C-5 Galaxy, và 36 giờ sau chiếc C-5 đã hạ cánh xuống đất Mỹ. Chiến dịch Mount Hope III đã hoàn tất thành công sau 67 giờ triển khai.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.