Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối tác, hợp tác vì hòa bình, phát triển khu vực; quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - LHQ.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Ngày 23/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 đã thảo luận và thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết về hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc, với 110 nước đồng bảo trợ, đạt kỷ lục về số nước đồng bảo trợ kể từ khi nghị quyết về hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc được đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2002.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 năm nay, Việt Nam là nước thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng nghị quyết.
So với Nghị quyết được thông qua gần nhất năm 2018, Nghị quyết lần này đã cập nhật các kết quả hợp tác nổi bật giữa Liên hợp quốc và ASEAN từ năm 2018 đến nay như thành tựu thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN - Liên hợp quốc giai đoạn 2016-2020, việc Hội đồng Bảo an lần đầu tiên tổ chức thảo luận về vai trò của ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam, và việc thông qua Kế hoạch hành động ASEAN-Liên hợp quốc giai đoạn 2021-2025.
Các nỗ lực của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng và ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng được nêu đậm.
Nhiều nội dung hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN được bổ sung hoặc làm đậm như tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác gìn giữ, xây dựng và duy trì hòa bình; giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp; đa dạng sinh học và các biện pháp thực hiện Thập kỷ Hành động thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã thay mặt các nước ASEAN giới thiệu Nghị quyết, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối tác, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như quan hệ đối tác toàn diện ngày càng được củng cố giữa ASEAN và Liên hợp quốc.
Đại sứ cũng thông tin về các nội dung mới, nổi bật trong Nghị quyết và cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc trong tiến trình thương lượng, đồng bảo trợ và thông qua Nghị quyết.
Nghị quyết về hợp tác ASEAN-Liên hợp quốc là nghị quyết 2 năm/lần, được Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét thông qua từ năm 2002 (đến nay đều thông qua bằng đồng thuận) với mục tiêu khẳng định và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức.
Do năm nay Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét đề mục hợp tác của Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực vào ngày 23/11, sớm hơn khoảng 1 tháng so với các kỳ họp trước trong khi các hoạt động quan trọng của ASEAN với Liên hợp quốc chỉ được kết thúc vào tháng 10 và 11/2020, Việt Nam và các nước ASEAN chỉ có chưa đến 1 tháng để thương lượng và vận động các nước thành viên Liên hợp quốc bảo trợ và thông qua Nghị quyết.
Theo đó, Nghị quyết đã đạt ba kỷ lục về việc có thời gian thương lượng ngắn nhất, thời gian vận động ngắn nhất và số nước đồng bảo trợ đông nhất so với các nghị quyết hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc từ trước đến nay.
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, cởi mở hơn. Những thay đổi này giúp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục nhập, trở lại và giữ quốc tịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Anh nhấn mạnh, ngành THADS tỉnh Hà Tĩnh cần vận hành quy trình nghiệp vụ mới theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp linh hoạt, hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị phường Trần Phú (Hà Tĩnh) tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, trả kết quả trong lĩnh vực tư pháp theo đúng quy trình, quy định.
Thông tin về cuộc bầu cử ĐBQH khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 sau khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp được người dân Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.
Mẫu logo được thiết kế sử dụng hình tượng chính là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, có màu đỏ, thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm.
Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kỳ Anh những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, đã tiếp nhận và trả kết quả kịp thời, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân.
Hà Tĩnh phấn đấu tổ chức đại hội đảng bộ các xã, phường và tương đương trước ngày 15/8/2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ lựa chọn một số đảng bộ để tổ chức duyệt đại hội điểm.
Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và cử tri tỉnh nhà.
Tham gia luyện tập phục vụ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9, LLVT Quân khu 4 có hơn 700 cán bộ, chiến sỹ tham gia; trong đó, Hà Tĩnh có 48 đồng chí.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số để kết nối với các sở, ngành và 69 xã, phường trong việc triển khai nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn, đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp mới.
Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số họp phiên thứ 2, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyển nhanh từ nhận thức sang hành động, từ chỉ đạo sang tổ chức thực hiện, với tinh thần kỷ luật, đồng bộ, thực chất, đổi mới và sáng tạo...
Bền bỉ thực hiện lời Bác dạy: “Đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”, Tổ trưởng TDP Nguyễn Xuân Miễn (SN 1959) đã cùng Nhân dân TDP Liên Sơn (phường Hoành Sơn, Hà Tĩnh) “vẽ” nên bức tranh ấm no trên vùng đất tái định cư.
Cùng với đại hội đảng các cấp, cuộc bầu cử là dịp quan trọng để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, một số tổ dân phố ở các phường trên địa bàn Hà Tĩnh bị trùng tên. Trước thực trạng này, các địa phương đang linh hoạt cách gọi và tham mưu đề xuất phương án đổi tên phù hợp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần chủ động của các địa phương trong triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp đang đặt ra yêu cầu về đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng, nhất là đảng ủy cấp xã tại Hà Tĩnh để dẫn dắt chính quyền, Nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch, coi đây là nền tảng để định hình không gian phát triển; tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai; chế độ, chính sách cho người có công...
Những ngày đầu vận hành trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã dẫu còn không ít khó khăn nhưng với tinh thần vì dân phục vụ, đội ngũ cán bộ, công chức ở Hà Tĩnh đang tập trung khắc phục.
Từ ngày 30/6, thông tin cư trú của công dân được cập nhật tự động sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Người dân có thể tra cứu quê quán, nơi thường trú mới dễ dàng qua ứng dụng VNeID.
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định trao thưởng cho 5 đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh, 1 đơn vị thuộc Viện KSND tỉnh và tặng bằng khen cho 5 cá nhân.
Với quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhiều bí thư và phó bí thư các tỉnh, thành cũ được điều về Trung ương, đảm nhiệm vị trí lãnh đạo mà trước đây họ từng nắm giữ ở Trung ương.
Bắt đầu từ 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, quy định mới này được thực hiện kịp thời khiến người dân vô cùng phấn khởi, vui mừng.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát các nhóm nhiệm vụ, quyết liệt trong triển khai hành động để đưa Nghị quyết về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đi vào chiều sâu, thực chất.
Cán bộ, công chức đã được cơ quan yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa, không tự giác nhận khuyết điểm, đối phó, quanh co, bao che cho người vi phạm…là những tình tiết tăng nặng khi xem xét kỷ luật cán bộ, công chức.