Luật về 3 đặc khu: Băn khoăn về chủ quyền và chống lạm quyền

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm để kiểm soát quyền lực. Vấn đề quốc phòng an ninh càng cần phải được đặt ra.

Sáng nay (4/4), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, thảo luận về nhiều vấn đề lớn của dự thảo Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

“Không sợ thiếu giám sát để rồi đặc khu lạm quyền”

Đặt vấn đề luật phải thể hiện được sự “đặc biệt” của các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, đại biểu Bùi Văn Phương – Phó đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Ninh Bình cho rằng khi có nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng thì điều quan trọng là phải có vượt trội về thẩm quyền, cơ chế vận hành.

Giữ quan điểm không nên tổ chức theo cấp chính quyền, tức có HĐND ở các đặc khu, ông Bùi Văn Phương khẳng định “chúng ta không hề sợ không kiểm soát được quyền lực” và chỉ vì lâu nay chưa thực sự công khai minh bạch nên mới có nhiều sai phạm mà không có kiểm soát, giám sát.

luat ve 3 dac khu ban khoan ve chu quyen va chong lam quyen

Đại biểu Bùi Văn Phương: Bưng bít thì không thể giám sát

“Cái gốc là kiểm soát. Vừa rồi BOT có điều khoản bảo mật giờ vỡ ra bao nhiêu việc. Rồi có vụ suýt thành “gói bảo mật” thì không ai sờ đến nữa. Phải công khai thì mới giám sát được. Dân có quyền nhưng mọi thứ bưng bít thì dân cũng không giám sát được và có nhiều cơ quan đến mấy cũng không giám sát được” – vị đại biểu đoàn Ninh Bình nêu ý kiến.

“Cơ quan giám sát có nhiều. Cơ quan Trung ương nào giao thẩm quyền thì cơ quan đó có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn. Nếu đặc khu cố tình làm sau khi có cảnh báo thì trách nhiệm thuộc về đặc khu. Bài học xót xa qua các vụ án đưa ra xét xử vừa qua là bị cáo nói “chúng tôi làm như thế mà không ai nói gì, nếu có cảnh báo thì đã không sai phạm, không vướng vòng lao lý”. Qua một số vụ án đó thấy nhiều cơ quan nhà nước chưa làm tròn nhiệm vụ” – ông Phương dẫn chứng và một lần nữa nhấn mạnh “không sợ thiếu giám sát mà đặc khu lạm quyền”.

Đại biểu Lê Thanh Vân – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách thì cho rằng mô hình tổ chức chức quyền địa phương chưa thể hiện được cơ chế kiểm soát quyền lực trong điều kiện trao thẩm quyền quá lớn cho chính quyền đặc khu vì chế độ trách nhiệm chưa rõ.

“Cơ chế kiểm soát quyền lực của Chủ tịch UBND đặc khu thế nào? Tư duy mới là ưu đãi vượt trội thì chế tài, trách nhiệm phải vượt trội” – đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm và lưu ý “vừa qua chưa có quyền lực vượt trội mà lợi ích nhóm đã hình thành, lạm dụng quyền lực, bòn rút ngân sách. Giờ cho vượt trội mà không có “lồng nhốt quyền lực” để giám sát chặt chẽ là rất đáng lo ngại, nên cần cân nhắc hoàn thiện thêm”.

Ông Lê Thanh Vân cũng bày tỏ không đồng tình lập Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu như dự thảo luật vì đây không phải là thiết chế quyền lực nên không đủ năng lực giám sát. Ban này chỉ là tổ chức tham vấn, khuyến nghị thì không cần thiết để Thủ tướng thành lập mà có thể để Chủ tịch UBND đặc khu thành lập trên sự chí thành tuyển người tài, như các nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải từng lập hội đồng tư vấn giúp cho mình.

Cử tri muốn nghe ý kiến về quốc phòng, an ninh

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng cho rằng thời gian cho thuê đất tới hơn 90 năm là quá dài và cần cân nhắc vì ba vị trí dự định thành lập đặc khu là vị trí nhạy cảm, tiền tiêu, đến nay chưa có chuyên gia về quốc phòng an ninh ở Quốc hội lên tiếng.

“Ba vị trí này lại nhô ra Biển Đông, tác động của nó ở khía cạnh phòng thủ quốc gia sẽ thế nào? Thế giới đang vận động từ tấn công vũ trang sang quyền lực mềm, đó là mua chuộc cán bộ, cài cắm dân cư thì phải tính sao? Tôi nghĩ điều này phải bàn bạc kỹ và thận trọng” – ông Lê Thanh Vân đặt vấn đề.

“Chúng ta đồng thuận không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi cách thì bây giờ cũng không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia để phát triển bằng mọi cách” – ông Lê Thanh Vân nói.

luat ve 3 dac khu ban khoan ve chu quyen va chong lam quyen

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê: Không thể hời hợt về vấn đề chủ quyền

Cùng quan điểm, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách TPHCM nói rằng, chính sách đột phá, mở rộng không đồng nghĩa với dễ dãi. Thời gian giao đất quá dài thì sau này con cháu chúng ta xử lý thế nào nếu có vấn đề liên quan đến khía cạnh quốc phòng an ninh? “Cần quan tâm vấn đề chủ quyền trong quá trình giao đất và thực hiện ưu đãi. Cả 3 đặc khu ở khu vực hết sức nhạy cảm. Ta không thể hời hợt về vấn đề thế sự này được, cần nghiên cứu tác động đến chủ quyền đất nước trong tương lai” – ông Khuê nêu quan điểm.

Cho rằng luật đặt ra vấn đề mới và khó, nhưng theo vị Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách TPCHM, cử tri gửi thư kiến nghị nên chăng có bước đi thận trọng, Quốc hội cho thí điểm thực hiện để rút kinh nghiệm hay đồng loạt triển khai một lúc 3 đặc khu vì mỗi nơi có ưu thế riêng và cơ chế ưu đãi cũng có nhiều cái riêng.

Phát biểu làm rõ thêm về thời hạn giao đất, đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, thời hạn giao đất 99 năm chỉ trong trường hợp đặc biệt và thực tế sau này khi xem xét yếu tố “đặc biệt” phải trải qua quy trình với nhiều cấp thẩm quyền quyết định. Quy định như vậy nhằm đảm bảo độ mở của luật để hạn chế việc sửa đổi nếu có sau này chứ không phải giao ngay đất với thời hạn trên.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Những năm tháng không quên của người làm báo Hà Tĩnh

Những năm tháng không quên của người làm báo Hà Tĩnh

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người làm báo Hà Tĩnh đã kiên trung vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành sứ mệnh cao cả, biến ngòi bút thành vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, cổ vũ quân và dân ta vững tin chiến đấu, sản xuất, chiến thắng kẻ thù.
Chính quyền cơ sở phải gần dân, lắng nghe Nhân dân

Chính quyền cơ sở phải gần dân, lắng nghe Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc phân cấp, phân quyền về cơ sở gắn với việc phân bổ nguồn lực, chính quyền cơ sở phải gần dân, sát dân, lắng nghe Nhân dân để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân.
Người dân Đại Đồng làm theo lời Bác

Người dân Đại Đồng làm theo lời Bác

Phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, người dân thôn Đại Đồng, xã Mỹ Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành miền quê yên bình, trù phú và tràn đầy sức sống.
Nghề báo - vinh quang và trách nhiệm

Nghề báo - vinh quang và trách nhiệm

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nền báo chí Hà Tĩnh ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng trong bức tranh chung của báo chí cả nước. Để có được thành tựu quan trọng đó, các thế hệ làm báo qua các thời kỳ đã không ngừng nỗ lực cống hiến, vun đắp và kiến tạo giá trị.
Hà Tĩnh nhớ mãi ơn Người

Hà Tĩnh nhớ mãi ơn Người

Mỗi dịp tháng 6 về, nỗi nhớ, niềm kính yêu Bác Hồ lại thêm dâng trào trong mỗi người dân Hà Tĩnh bởi, cách đây tròn 68 năm (15/6/1957-15/6/2025), Người đã về thăm và để lại biết bao ân tình trên mảnh đất Hồng La.
Tuổi 18 rực sáng dưới màu cờ Đảng

Tuổi 18 rực sáng dưới màu cờ Đảng

Đứng vào hàng ngũ của Đảng ở tuổi 18 không chỉ là niềm tự hào đối với mỗi học sinh THPT ở Hà Tĩnh mà còn là dấu mốc ghi nhận hành trình nỗ lực học tập, rèn luyện của các em.
Chuẩn bị cho vận hành thử nghiệm bộ máy cấp xã mới

Chuẩn bị cho vận hành thử nghiệm bộ máy cấp xã mới

Theo kế hoạch việc vận hành thử nghiệm bộ máy các đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ bắt đầu từ ngày 16/6 đến 28/6 nhằm nghiên cứu, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hợp lý, bảo đảm chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động thông suốt kể từ 1/7.
Ngọn đuốc sáng cho báo chí

Ngọn đuốc sáng cho báo chí

Tại Hội Báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo”, Phó Thủ tướng chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc, có sức lan tỏa lớn và tạo đồng thuận trong toàn xã hội”. Phát biểu đó càng khẳng định, báo chí không thể tách rời văn hóa và văn hóa vẫn luôn “soi đường” cho báo chí đi.