Mạng 5G sẽ "đe dọa" ngành thiên văn học?

Sự phát triển nhanh chóng của mạng 5G trong tương lai có thể đe dọa đến khả năng bắt tín hiệu từ không gian của các nhà nghiên cứu thiên văn vô tuyến.

mang 5g se de doa nganh thien van hoc

Thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm sóng vô tuyến nghiêm trọng trong tương lai? - Ảnh: John Fowler

Theo trang Inside Science, cuối tuần qua, Hội Thiên văn Mỹ đã tổ chức một hội thảo tại tiểu bang Maryland, trong đó nêu lên một nguồn ô nhiễm mới mẻ được giới khoa học chú ý trong thời gian gần đây: sóng vô tuyến.

Mặc dù mắt người không thấy được sóng vô tuyến nhưng chúng là phần cơ bản trong phổ điện từ - dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ, kéo dài từ tần số thấp như bức xạ vô tuyến hiện đại tới bức xạ gamma - được các nhà nghiên cứu thiên văn sử dụng để khảo sát vũ trụ.

Hiện nay, tốc độ gia tăng nhanh chóng của các công ty viễn thông không dây đang làm nhiễu loạn môi trường sóng vô tuyến.

"Trong đó tác động lớn nhất trong tương lai là mạng 5G - thế hệ tiếp theo của mạng không dây điện thoại", Harvey Liszt, một nhà nghiên cứu thiên văn vô tuyến của Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia Mỹ ở bang Virginia cho biết.

Mạng 5G hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ đạt tốc độ nhanh hơn gấp 100 lần so với mạng 4G.

Nhưng trước khi mạng 5G phổ biến, những thiết bị điện tử viễn thông ngày nay đã và đang "đối đầu" gay gắt với những nhiều loại bức xạ trong phổ điện từ.

Thêm nữa, các hãng vũ trụ tư nhân như Boeing và SpaceX đang lên kế hoạch phóng hàng ngàn vệ tinh với mục tiêu cung cấp Internet băng thông rộng toàn cầu.

Khi hệ thống mới này được thiết lập, chúng sẽ để lại nhiều tác động, trong đó ít nhất có thể làm nhiễu loạn phổ sóng vô tuyến mà các nhà nghiên cứu thiên văn học vô tuyến thường sử dụng khi tìm hiểu vũ trụ.

Sóng vô tuyến có tần số thấp và năng lượng thấp hơn ánh sáng khả kiến nhưng đóng vai trò không thể thay thế trong việc khám phá những hiện tượng năng lượng thấp trong vũ trụ như hiện tượng bức xạ phông vi sóng vũ trụ còn gọi là bức xạ tàn dư vũ trụ.

Đây là loại bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ khoảng 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang.

Sóng vô tuyến góp phần tạo nên ngành thiên văn học vô tuyến - một phân ngành thiên văn trẻ, nghiên cứu các thiên thể thông qua bức xạ vô tuyến.

Do đó, để tránh những tác động tiêu cực trong tương lai, các nhà khoa học đang làm việc với các nhà hoạch định chính sách để hạn chế hoặc phân bố phù hợp mạng lưới viễn thông có thể ảnh hưởng đến công cuộc nghiên cứu vũ trụ.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.