Mẫu taxi máy bay đầu tiên trên thế giới đạt vận tốc 100 km/h

Lilium - một công ty khởi nghiệp của Đức có trụ sở ở thành phố Munich, đã đạt được bước tiến trong việc chế tạo và sản xuất một mẫu taxi bay đầu tiên của thế giới đạt vận tốc 100 km/h.

Mẫu taxi máy bay đầu tiên trên thế giới đạt vận tốc 100 km/h

Mẫu taxi bay của Lilium được giới thiệu tại Hội nghị thượng đỉnh kỹ thuật số ở Nuremberg, Đức, ngày 4/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Với hệ thống động cơ gồm 36 motor điện, taxi bay 5 chỗ được thiết kế dáng thể thao của Lilium có khả năng bay cất cánh theo chiều thẳng đứng.

Mẫu taxi bay này được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện giao thông hữu ích trong tương lai, giúp giải quyết nỗi lo tắc đường của tất cả các hành khách.

Mẫu taxi bay này sẽ có 6 tháng bay thử nghiệm.

Hiện tại, Lilium đang thử nghiệm thiết bị này bằng điều khiển từ xa. Theo kế hoạch, phi công sẽ được đưa vào lái thử nghiệm mẫu máy bay này sau khi được cơ quan chức năng cấp chứng nhận chất lượng an toàn máy bay.

Theo các nhà chế tạo của Lilium, sau khi hoàn thiện, mẫu taxi bay của hãng có thể bay quãng đường dài 300 km trong 1 giờ đồng hồ tại khu vực nội đô. Ngoài ra, ưu điểm của mẫu taxi bay là giá cả cạnh tranh và không phát thải so với các phương tiện đi lại khác như máy bay thương mại và các phương tiện đường bộ, đường sắt.

Ngoài Lilium, có một số công ty khác như Volocoper của Đức và Vertical Aerospace của Anh cũng đang nghiên cứu phát triển các mẫu taxi bay.

Hiện Lilium đang trong quá trình sản xuất mẫu taxi bay cùng loại thứ 2 và tiến tới mở rộng sản xuất khoảng 100 máy bay taxi khác trong vài năm tới đây.

Cùng với quá trình sản xuất, Lilium đang làm việc với cơ quan đăng kiểm chất lượng máy bay của châu Âu để chứng nhận tiêu chuẩn an toàn của mẫu taxi bay này.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.