Mỹ biến MANPADS Stinger thành tên lửa phóng loạt săn UAV

Với Chương trình IFPC Inc 2-I, Mỹ đã biến MANPADS FIM-92 Stinger thành tên lửa phóng loạt có thể diệt được cả mục tiêu là những UAV cỡ nhỏ.

Theo Defense-update, hôm 23/3, tại căn cứ không quân Mỹ ở bang Florida, lần đầu tiên Mỹ phóng thử nghiệm thành công tên lửa Stinger từ hệ thống phóng mới nhất.

Cuộc thử nghiệm này là một phần trong Chương trình phát triển bệ phóng đa năng của Hệ thống tăng cường khả năng phòng, chống hoả lực trực tiếp - đánh chặn IFPC Inc 2-I (Indirect Fire Protection Capability Increment 2-Intercept).

my bien manpads stinger thanh ten lua phong loat san uav

Mỹ thử nghiệm FIM-92 Stinger phiên bản phóng loạt.

Hệ thống phóng tên lửa đa năng được thiết kế để có thể phóng nhiều loại tên lửa đánh chặn khác nhau, tuỳ thuộc vào các mối đe dọa. Stinger là tên lửa phòng không vác vai sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại, đã được cải tiến để có thể phóng được từ nhiều loại phương tiện khác nhau.

Hệ thống này bao gồm 15 ống phóng, mỗi ống chứa 1 thiết bị đánh chặn cỡ lớn hoặc nhiều thiết bị đánh chặn nhỏ hơn. Cuộc thử nghiệm sử dụng ống phóng đơn mang tên lửa Stinger. Lục quân Mỹ dự kiến sẽ thử nghiệm bệ phóng đa năng này để phóng nhiều loại tên lửa.

Hệ thống này có thể lắp đặt trên xe chiến thuật hạng trung, có thể quay 360 độ theo góc hướng và từ 0 độ - 90 độ theo góc tầm. Được phát triển theo cấu trúc hệ thống mở, bệ phóng sẽ kết nối với Trung tâm điều hành tác chiến qua Hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp (IBCS) để hỗ trợ và phối hợp tiêu diệt các mục tiêu.

IFPC Inc 2-I là chương trình vũ khí cơ động mặt đất, được thiết kế để tiêu diệt các thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình, rocket, các loại đạn pháo, cối.

Việc thử nghiệm thành công tên lửa FIM-92 Stinger từ bệ phóng trên mặt đất đã mang plaij diện mạo và sức mạnh hoàn toàn mới cho loại tên lửa MANPADS thuộc thế hệ 2 này.

Trong lịch sử chiến đấu, Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.

Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi). Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.

Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.