NASA phóng tàu vũ trụ mới tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất

NASA phóng tàu Europa Clipper lên Mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi được coi là một trong những địa điểm triển vọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

tau-tham-do-nasa-1-17288707875711778165805-2652-6748.jpg
Ảnh minh họa tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA trên quỹ đạo quanh sao Mộc - Ảnh: NASA

Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phóng tàu vũ trụ Europa Clipper tới Mặt trăng Europa của sao Mộc, được coi là một trong những địa điểm triển vọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, nhằm tìm hiểu liệu Mặt trăng này có thể là nơi trú ngụ cho sự sống hay không.

Theo CNN, tàu Europa Clipper được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon Heavy từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral vào lúc 12h06 ngày 14-10 (giờ địa phương, nửa đêm 14-10 theo giờ Việt Nam).

Sau hành trình kéo dài khoảng 5 năm rưỡi và quãng đường 2,9 tỉ km, Europa Clipper sẽ vào quỹ đạo sao Mộc vào năm 2030. Nó sẽ thực hiện 49 chuyến bay qua Europa trong vòng ba năm. Mục tiêu chính của nhiệm vụ là đo độ dày của lớp băng bên ngoài Europa, xác định thành phần của Mặt trăng và nghiên cứu địa chất của nó.

Europa Clipper là tàu vũ trụ lớn nhất mà NASA từng chế tạo cho một nhiệm vụ hành tinh, dài khoảng 30,5m, rộng 17,6m và nặng khoảng 6.000kg. Kích thước lớn của nó là do các tấm pin mặt trời cỡ lớn cần thiết để cung cấp năng lượng cho các thiết bị khoa học, điện tử và các hệ thống phụ khác.

Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến đại dương nước mặn lỏng được cho là nằm dưới lớp vỏ băng của Europa. Tiến sĩ Bonnie Buratti, nhà khoa học hành tinh tại phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA và là phó trưởng dự án khoa học của nhiệm vụ, cho biết: "Có bằng chứng rất mạnh mẽ rằng các thành phần cần thiết cho sự sống tồn tại trên Europa. Nhưng chúng ta phải đến đó để tìm hiểu".

Mặc dù bề mặt Europa khắc nghiệt và lạnh giá, các nhà khoa học tin rằng nó có thể nuôi dưỡng sự sống. Europa nhận được chỉ khoảng 4% bức xạ Mặt trời mà Trái đất nhận được, nhưng quỹ đạo của nó quanh sao Mộc tạo ra nhiệt do lực hấp dẫn mạnh mẽ của hành tinh khổng lồ này.

Tiến sĩ Buratti nhấn mạnh rằng các nhiệm vụ thăm dò như thế này luôn khám phá ra điều gì đó "mà chúng ta không thể tưởng tượng được". Bà nói: "Sẽ có điều gì đó ở đó - điều chưa biết - sẽ tuyệt vời đến mức chúng ta không thể hình dung được ngay bây giờ".

tuoitre.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.