NASA sắp phóng tàu nghiên cứu tiểu hành tinh nhỏ nhất

Tàu NEA Scout với công nghệ buồm Mặt Trời sẽ "ghé thăm" tiểu hành tinh nhỏ bằng chiếc xe buýt, đường kính chưa tới 18m.

NASA sắp phóng tàu nghiên cứu tiểu hành tinh nhỏ nhất

Minh họa tàu NEA Scout với cánh buồm mở rộng khi bay qua tiểu hành tinh mục tiêu. Ảnh: NASA

NASA hôm 20/1 thông báo, trong vụ phóng Artemis I, tàu vũ trụ khác mang tên tàu Trinh sát Tiểu hành tinh Gần Trái Đất (NEA Scout) cũng sẽ bay lên không gian. Artemis I là nhiệm vụ không người lái nhằm thử nghiệm siêu tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion, mở đường cho chương trình đưa con người trở lại Mặt Trăng.

NEA Scout là có dạng cubesat nhỏ gọn. Buồm Mặt Trời của NEA Scout làm từ nhôm phủ nhựa siêu mỏng và sẽ rộng khoảng 86 m2 khi bung ra. Trong khi đó, khối cubesat chỉ lớn bằng một chiếc hộp đựng giày.

Mục tiêu của NEA Scout là 2020 GE, tiểu hành tinh có kích thước ước tính nhỏ hơn xe buýt với đường kính dưới 18 m. Theo NASA, đây sẽ là tiểu hành tinh nhỏ nhất từng được tàu vũ trụ nghiên cứu.

NEA Scout sẽ bay tới 2020 GE bằng cách mở cánh buồm Mặt Trời và khai thác bức xạ Mặt Trời để tạo lực đẩy. Đây là nhiệm vụ không gian sâu đầu tiên của NASA được triển khai theo cách này. Công nghệ buồm Mặt Trời vẫn tương đối mới. Hơi khác so với tên gọi, tàu vũ trụ sẽ dựa vào các hạt photon từ Mặt Trời thay vì gió. Hiệp hội Hành tinh đã kiểm chứng công nghệ này với vụ phóng tàu LightSail 2 năm 2019.

NASA dự định nghiên cứu GE 2020 và tìm hiểu xem đó là một khối rắn duy nhất hay tập hợp các khối đá nhỏ nén chặt lại. “Dù tiểu hành tinh kích thước lớn là mối quan tâm lớn nhất xét về phương diện phòng thủ hành tinh, những vật thể như 2020 GE lại phổ biến hơn nhiều và có khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất, bất chấp kích thước nhỏ”, Julie Castillo-Rogez, nhà khoa học tham gia nhiệm vụ NEA Scout, cho biết.

Artemis I dự kiến phóng trong năm nay, có thể sớm nhất vào tháng 3 hoặc tháng 4. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, NEA Scout sẽ tới tiểu hành tinh mục tiêu cuối năm 2023.

Theo VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.