Nga sẽ trang bị máy bay trinh sát không người lái cho xe thiết giáp Armata

Một máy bay trinh sát không người lái (UAV) có tên Pterodactyl sẽ bám sát “cỗ máy chiến tranh” Armata của Nga như một quả bóng được buộc vào chiếc xe này. Nguồn năng lượng cho chiếc máy bay không người lái này hoạt động sẽ được cung cấp qua sợi cáp nối máy bay với xe thiết giáp, chính vì vậy nó không cần pin.

nga se trang bi may bay trinh sat khong nguoi lai cho xe thiet giap armata

Siêu tăng Armata của Nga sẽ được trang bị thêm máy bay trinh sát không người lái. Ảnh: TASS

Máy bay có thể bay trên không bao lâu tùy thích

Theo kế hoạch, những chiếc xe thiết giáp dựa trên hệ thống khung gầm Armata của Nga sẽ được trang bị một máy bay trinh sát không người lái có khả năng quan sát trong vòng bán kính vài chục km và giúp cho các binh sĩ trong xe có thể bao quát được tình hình cũng như cung cấp thông tin dẫn đường cho các tên lửa và các loại vũ khí khác tấn công mục tiêu.

Loại máy bay không người lái này được phát triển bởi Viện Hàng không Moscow (MAI). Nó có thể bay trên không bao lâu tùy thích bởi nó không sử dụng pin riêng. Năng lượng để máy bay hoạt động sẽ được cung cấp thông qua một cáp nối từ máy bay đến xe thiết giáp Armata.

Pterodactyl rất nhẹ nhờ có vỏ được làm bằng vật liệu composite. Sợi cáp nối mềm dẻo, linh hoạt giúp chiếc máy bay không người lái này có thể bay lơ lửng trong bán kính từ 50m - 100m xung quanh chiếc xe thiết giáp hoặc có thể bay lên độ cao vài chục mét. Pterodactyl được trang bị radar và camera cảm biến nhiệt.

“Chúng tôi vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng chỉ khoảng 1 năm nữa, các mẫu thử nghiệm sẽ được gửi tới Bộ Quốc phòng”, Vitaly Polyansky chuyên gia nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu các hệ thống robot trên không thuộc Viện Hàng không Moscow chia sẻ trên nhật báo Izvestiya.

“Thời điểm này, chúng tôi vẫn đang tiến hành các cải tiến để chiếc máy bay nhẹ hơn, tải trọng lớn hơn. Hệ thống cáp nối - một yếu tố quan trọng đã được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm và đáp ứng được tất cả các yêu cầu đặt ra”, ông Vitaly Polyansky cho biết thêm.

Lợi thế của việc kết nối bằng cáp giữa máy bay và xe thiết giáp Armata

So với những chiếc máy bay không người lái được điều khiển bằng sóng vô tuyến điện, chiếc Pterodactyl có thể bay trên không lâu hơn và mang theo nhiều thiết bị quan sát hơn bởi nó không phải mang theo pin giúp nó hoạt động trên không. Một ưu điểm khác của việc sử dụng hệ thống cáp nối là nó có khả năng chống nghe trộm hoàn toàn.

Một tính năng đặc biệt khác của Pterodactyl là nó được thiết kế với tính năng rotor nghiêng (tiltrotor). Cánh quạt trên chiếc máy bay này có thể xoay theo cánh máy bay một cách tự do. Thiết kế này cho phép Pterodactyl kết hợp được những ưu điểm của một chiếc máy bay cánh cứng và máy bay trực thăng. Với thiết kế này, Pterodactyl có thể đạt tốc độ cao khi bay, có thể bay cùng tốc độ với xe thiết giáp hoặc có thể bay treo lơ lửng bên trên xe.

"Ý tưởng về một chiếc máy bay không người lái thông minh, được điều khiển qua một dây cáp linh hoạt không phải là mới. Lần đầu tiên một thiết bị như vậy được thử nghiệm vào cuối năm 1960 trên máy bay trực thăng không người lái Dornier Do-32K của Tây Đức. Nó được điều khiển qua một dây cáp và năng lượng cung cấp cho máy bay hoạt động cũng được cấp qua đó”, chuyên gia quân sự Oleg Zheltonozhko nói. “Hiện, việc sử dụng cáp như thế này đã được dùng trên trực thăng Hovermast của Israel, tuy nhiên chiếc trực thăng này không được coi là một phần của của chiếc xe chiến đấu”.

Theo ông Zheltonozhko, một hệ thống theo đó máy bay trinh sát không người lái là một phần của chiếc xe chiến đấu chưa từng được thử nghiệm cho đến nay. “Việc sử dụng một chiếc UAV nhẹ, được trang bị camera tầm nhiệt và radar như một hệ thống giám sát từ bên ngoài có vẻ là một giải pháp hợp lý cho các loại xe bọc thép trong tương lai, đặc biệt nếu xét trong điều kiện các mục tiêu vượt quá tầm quan sát của các thiết bị được trang bị trên xe”, ông Zheltonozhko nói.

Một ví dụ là pháo chính trên tăng Armata có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 8km trong đó các thiết bị phát hiện xe tăng đối phương chỉ giới hạn trong phạm vi 5km. Ngoài ra, nhờ Pterodactyl, kíp xe có thể biết được tình hình trên chiến trường trong khi vẫn ở trong nơi trú ẩn hoặc nấp phía sau một tòa nhà.

Theo ông Zheltonozhko, việc được trang bị hệ thống giám sát từ bên ngoài với khả năng giám sát trong một khu vực có phạm vi ít nhất 10km, xe thiết giáp Armata sẽ có những ưu thế vượt trội so với bất kỳ xe tăng nào của đối phương hiện nay./.

Theo VOV

Đọc thêm

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.