Nga và Ấn Độ phát triển tên lửa hành trình siêu âm trang bị cho tàu ngầm

Ngày 23-2, giới truyền thông Ấn Độ đăng tải thông tin, Nga và Ấn Độ đang phát triển một biến thể hạng nhẹ của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Theo đó, phiên bản hạng nhẹ mới của tên lửa BrahMos sẽ có trọng lượng chỉ bằng 50% so với phiên bản tiêu chuẩn và có thể thể lắp vừa trong vỏ bọc ngư lôi cỡ 533mm, loại ngư lôi thường được trang bị trên nhiều lớp tàu ngầm.

Hiện tại, thông tin chính thức về tên lửa BrahMos phiên bản hạng nhẹ mới chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng đây có thể là biến thể trang bị trên tàu ngầm của dòng tên lửa siêu thanh này.

Cùng với biến thể trên, Nga và Ấn Độ cũng xem xét phát triển phiên bản BrahMos trang bị trên máy bay thế hệ thứ 5 và ngay sắp tới là máy bay Mig-35.

nga va an do phat trien ten lua hanh trinh sieu am trang bi cho tau ngam
nga va an do phat trien ten lua hanh trinh sieu am trang bi cho tau ngam

Tên lửa hành trình BrahMos.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, việc Ấn Độ và Nga phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa BrahMos là khá hợp logis. Hiện tại, BrahMos đã có đủ các phiên bản hải-lục-không quân. Việc có thêm phiên bản phóng từ tàu ngầm sẽ đảm bảo sự đồng nhất trong trang bị và mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu mới.

Phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Oniks (Yankhont) của Nga, BrahMos có thể đạt tốc độ từ Mach 2,5 tới 2,8 (Mach – tốc độ âm thanh) và tầm hoạt động đạt 280km. BrahMos có thể tiêu diệt mục tiêu với đầu nổ nặng 200kg. Việc ngăn chặn loại tên lửa nhanh nhất thế giới này là rất khó khăn do tốc độ và các chế độ bay phức tạp của nó. Nga và Ấn Độ đang phát triển phiên bản BrahMos phiên bản nâng cấp với tốc độ bay có thể đạt Mach 5.

Tên lửa BrahMos hiện có cơ hội xuất khẩu rất lớn khi được cả Nga và Ấn Độ “bật đèn xanh”. Giá thành chuyển giao mỗi tổ hợp vũ khí này sang nước thứ 3 được định giá vào khoảng 3 triệu USD. Nhiều quốc gia đang quan tâm tới khả năng sở hữu tên lửa BrahMos, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á.

Theo QĐND

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.