Về Hà Tĩnh

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Nụ cười tươi rói trên khuôn mặt rạng rỡ, dáng đi nhanh nhẹn, đặc biệt là những vũ điệu uyển chuyển, lời ca mượt mà trên sân khấu khiến nhiều người nghĩ bà chỉ độ 55-60 tuổi, khác xa với độ tuổi thật là 75. Đó là nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh (trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh). Cả thời thanh xuân cống hiến cho nghệ thuật, đến nay, dù tuổi đã cao, bà vẫn không ngừng nghỉ.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu
Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Có cơ duyên quen biết bà từ lâu nhưng những ngày được cùng tập luyện với bà ở đội văn nghệ Hội Người cao tuổi TP Hà Tĩnh, tôi mới cảm nhận hết niềm say mê nghệ thuật sân khấu của bà. Từ lời nói, phong cách, nụ cười tỏa ra nguồn năng lượng khiến những ai được tiếp xúc với bà đều như được “tiếp lửa” tình yêu cuộc đời, tình yêu nghề.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh.

Chiều cuối thu, trong căn hộ nhỏ ở tầng 3 khu nhà ở Vinhomes, bà Thanh bồi hồi kể cho tôi nghe những năm tháng sôi nổi là “người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. “Từ nhỏ, tôi đã yêu thích văn nghệ, có năng khiếu hát múa. Năm 1965, học xong lớp 7, tôi vào Đoàn Văn công Nhân dân Hà Tĩnh, làm diễn viên múa. Đoàn Văn công Nhân dân Hà Tĩnh sau này chia thành Đoàn Kịch nói Hà Tĩnh và Đoàn Ca múa nhạc Hà Tĩnh, tôi thuộc con số của Đoàn Ca múa nhạc. Sau khi nhập tỉnh, tôi là diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Nghệ Tĩnh”.

Những năm tháng khói lửa chiến tranh, nhất là giai đoạn ác liệt 1967-1968, chúng tôi đã đi khắp các chiến trường để biểu diễn phục vụ các lực lượng chiến đấu. Nơi nào có bộ đội đóng quân là nơi đó chúng tôi đến biểu diễn. Có lần đang biểu diễn ở đường 21 (xã Thạch Xuân, Thạch Hà) thì máy bay Mỹ đến, chúng tôi phải tắt đèn măng-sông, nằm rạp xuống tránh bom; khi máy bay đi xa, lại thắp đèn diễn tiếp. Có lần biểu diễn ở Quảng Trị, phải đi qua dốc cao, ngoài ba lô cá nhân, chúng tôi còn phải mang đèn măng-sông, trang phục, phông màn, gạo muối... xắn quần cao, tay chống gậy Trường Sơn leo dốc để ra chiến trường biểu diễn phục vụ bộ đội, TNXP. Gian khổ, khó khăn không làm vơi đi niềm say mê và tinh thần “tiếng hát át tiếng bom” của các diễn viên”.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Cả một thời thanh xuân, bà Lê Thị Hoài Thanh luôn say mê với những buổi diễn (ảnh tư liệu).

Những năm tháng ấy, khán giả khắp nơi vô cùng thích thú khi được xem những bài múa hát của bà Thanh, đó là bài múa nhập vai Hoạn Thư trong vở “Hoạn Thư ghen”, vai Cám trong “Tấm Cám”, múa về cây lúa trong tác phẩm “Lúa”, Súy Vân trong “Súy Vân giả dại”. Có vở bà đảm nhận cả vai múa người lớn và trẻ con (“Lựu đạn gỗ”)...

Gương mặt, ánh mắt, nụ cười, các động tác tay, nhịp bước chân, thế đứng, ngồi... đều được bà gửi gắm nội tâm, diễn tả những nhân vật của cuộc sống và niềm vui, nỗi buồn cũng như không khí lao động, sản xuất, chiến đấu của quân dân ta. Nhìn bà múa, khán giả như quên hết mệt nhọc, cuốn vào không gian nghệ thuật giàu xúc cảm. “Có lần chúng tôi diễn ở chiến trường, hát múa những bài ca chiến đấu, bộ đội hào hứng quá cũng đứng dậy hô “xung phong!” - bà Thanh nhớ lại.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh có 25 năm công tác tại đoàn văn công, đoàn ca múa nhạc (ảnh tư liệu).

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Gần 25 năm công tác ở Đoàn Văn công Nhân dân Hà Tĩnh, Đoàn Ca múa nhạc Hương Sen (Nghệ Tĩnh), bà Hoài Thanh đã góp phần cùng tập thể diễn viên làm nên thành công của nhiều hội diễn, giành các huy chương vàng, huy chương bạc khu vực, toàn quốc. Bà đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các khán giả Hà Tĩnh và cả nước. Bà từng được nhận bằng khen của Bộ VH-TT. Năm 1990, sau khi nghỉ hưu về lại quê nhà Hà Tĩnh, sống cùng gia đình chồng ở phố Lâm Phước Thọ, TX Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh), bà bắt đầu tham gia phong trào văn nghệ quần chúng. Những năm tháng mới tách tỉnh, bà cùng bà Mỹ Lệ, một cựu diễn viên lập nhóm múa hát đi diễn khắp nơi trong tỉnh. Bà say sưa với các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh. Bà thành lập đội văn nghệ phường Bắc Hà, tìm tòi dàn dựng các bài hát, điệu múa, hoạt cảnh dân ca.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Từ những buổi tập luyện đến những lúc đứng trên sân khấu, Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh luôn "cháy' hết mình với các làn điệu dân ca. (ảnh tư liệu).

Khi phường Nguyễn Du được thành lập, bà chuyển về ở đây và cũng thành lập đội văn nghệ, tập luyện, biểu diễn. Khi chuyển nhà về phường Trần Phú, bà đã gắn bó với đội văn nghệ của phường 15 năm. Buổi đầu sơ khai của CLB Dân ca “Góc phố”, bà cùng các bà Như Nguyệt, Kim Phú, Kim Liên... tích cực tham gia. Năm 2021-2022, trong đại dịch COVID-19, CLB Dân ca “Góc phố” vẫn phát triển thêm hội viên và tập luyện. Bà Thanh khi hát dân ca lời cổ, khi hát các bài dân ca lời mới chống dịch...

Video: Trích đoạn tiết mục "Thập ân phụ mẫu" do CLB "Góc phố" biểu diễn.

Những ngày qua, đội văn nghệ quần chúng của Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được thành tích ấn tượng tại Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra ở TP Hà Tĩnh. 75 tuổi, bà Hoài Thanh vẫn say sưa với những vũ điệu phụ họa cho các bài hát. Nụ cười của bà khiến ai cũng vui theo. Nhìn những động tác nhảy của bà cùng diễn viên nam Ngọc Quế, cả đội ai cũng trầm trồ, thán phục. Động tác bao giờ cũng thuần thục, đúng nhịp và đúng ý biên đạo rất nhanh. Có những lúc, với cảm quan “nhà nghề”, bà còn góp ý, chỉnh sửa cho biên đạo trẻ nhiều động tác để phù hợp với nội dung. Kết thúc liên hoan, đoàn Hà Tĩnh là 1 trong 10 đoàn giành giải nhất, được khán giả đánh giá cao. Kết quả đó có phần đóng góp của bà Hoài Thanh.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh trong tiết mục của Hội Người cao tuổi TP Hà Tĩnh tại Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi toàn tỉnh.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Tại Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực các tỉnh phía Bắc năm 2023 diễn ra ở TP Hà Tĩnh, Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh là 1 trong 2 diễn viên cao tuổi nhất.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

“Trong những động tác của đôi tay, gương mặt, ánh mắt khi diễn nói lên điều gì? Đó là hồn của tác phẩm múa mà mình cần tạo dựng” - bà Thanh đúc kết. Có những lúc ốm nhưng bà vẫn không chịu nghỉ, còn nhiệt tình hướng dẫn cho các bạn diễn. Nhìn bà múa, mọi mệt mỏi trong các thành viên của đội bỗng tan biến. Bà luôn chấp hành quy định của đội, đến sớm, tập luyện nghiêm túc, trở thành nguồn cổ vũ cho cả đội: “Cố gắng lên các em, các cháu!” - bà luôn động viên, khích lệ chúng tôi.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Nói về người bạn diễn của mình, ông Phan Ngọc Quế (78 tuổi) cho biết: “Tôi đã có nhiều năm tháng làm việc cùng bà Hoài Thanh. Bà ấy là diễn viên được trời ban cho năng khiếu múa nên tiếp thu nhanh, múa đẹp. Bà từng được Đoàn Ca múa nhạc Hương Sen đặc cách tăng lương. Về sinh hoạt tại cộng đồng, bà luôn nhiệt tình, hăng hái, biết sắp xếp việc gia đình để hoàn thành nhiệm vụ, năng động, hòa mình với mọi phong trào”.

Bà Thanh có một gia đình hạnh phúc với người chồng - ông Phạm Gia Kinh, nguyên Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh và hai con cùng các cháu nội, ngoại. Chồng bà luôn hiểu và trân trọng nghề của vợ, tạo điều kiện để bà được cống hiến cho nghệ thuật.

Tiễn tôi ra về với nụ cười “hoa nở” trên gương mặt không có tuổi, bà Hoài Thanh nhắc đi nhắc lại: “Hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao là liều thuốc bổ đó. Lớp trẻ nên tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội, nhất là văn hóa - văn nghệ, có như thế mình mới khỏe và trẻ ra. Đến nay tôi đã gần 60 năm gắn bó với nghề và sẽ tiếp tục khi còn sức khỏe”.

Nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh: Không vơi cạn tình yêu với nghệ thuật sân khấu

Bà Thanh bên cạnh chồng - ông Phạm Gia Kinh.

Bà Phan Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh cho biết: “Dù tuổi cao, song bà Hoài Thanh vẫn không nguội tắt ngọn lửa tình yêu nghề. Bà hoạt động trên cả lĩnh vực văn nghệ dân gian và các loại hình văn nghệ hiện đại. Lao động nghệ thuật nghiêm túc, có tinh thần xây dựng phong trào, sống gương mẫu, bà Hoài Thanh là niềm tự hào của chi hội cũng như của CLB Dân ca, dân vũ Thành Sen”.

Bài, ảnh: Minh Huệ - Đình Nhất

Thiết kế & Kỹ thuật: Huy Tùng - Khôi Nguyễn

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.