Nghiên cứu chế tạo enzyme mới giành giải Nobel Hóa học

Giải Nobel Hóa học 2018 đã được vinh dự trao cho bà Frances H. Arnold, ông George P. Smith và Ngài Gregory P. Winter. Họ thành công trong việc vận dụng sức mạnh của tiến hóa để phát triển một loại protein mới, sẽ được ứng dụng vào sản xuất thuốc chữa bệnh và các phương pháp trị liệu khác.

Nghiên cứu chế tạo enzyme mới giành giải Nobel Hóa học

Học viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố rằng "giải thưởng trao ngày hôm nay dành cho một đột phá dựa trên sự tiến hóa", và rằng những nhà khoa học tài năng đã "ứng dụng quy tắc chủ chốt của Darwin vào ống nghiệm".

Phương pháp các nhà nghiên cứu tạo ra được dùng để phát triển enzyme và kháng thể dùng trong ngành hóa học, giảm thiểu được sự lây lan của bệnh tật và cứu được mạng sống của nhiều người.

Bà Arnold từ Viện Công nghệ California được công nhận là người đầu tiên thực hiện được việc "tiến hóa trực tiếp" cho enzyme – những protein kích thích phản ứng hóa học. Enzyme tạo ra từ "tiến hóa trực tiếp" xuất hiện trong việc sản xuất vô vàn thứ, từ nhiên liệu sinh học có ích tới thuốc dùng trong y học.

Nghiên cứu chế tạo enzyme mới giành giải Nobel Hóa học

Bà là nhân vật thứ năm nhận được giải Nobel Hóa học trong lịch sử. Trước bà là Ada Yonath năm 2009, Doroty Crowfoot Hodgkin năm 1964, Irène Joliot-Curie năm 1935 và mẹ của bà Irène là Marie Curie, giành giải năm 1911.

Ông Smith là giáo sư tại Đại học Missouri, đã giành được giải nhờ sử dụng thể thực khuẩn để phát triển protein mới, phương pháp có tên "hiển thị thể thực khuẩn".

Ông Winter tới từ Đại học Cambridge từ Anh sử dụng phương pháp do giáo sư Smith tạo ra để chế tạo kháng thể mới, với mục tiêu phát triển thuốc mới. Phương pháp hiển thị thể thực khuẩn đã được áp dụng vào sản xuất kháng thể có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại các bệnh tự miễn và chữa được ung thư di căn.

Theo CNN/Trithuctre

Đọc thêm

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.
Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.