Tàu hộ vệ săn ngầm Petya số hiệu 13 của Hải quân Việt Nam vừa hoàn thành bài tập bắn đạn thật với ngư lôi trên vùng biển phía Nam.
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II số hiệu 13 của Hải quân Việt Nam
Petya là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 Storozhevoi Korabl. Đây là những chiếc tàu đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên Xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.
Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn và lên tới 1.150 tấn khi đầy tải; chiều dài 81,8 m; chiều rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người. Trái tim của Petya là 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h, hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất. Hệ thống điện tử của Petya gồm radar Don-2, Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.
Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu Petya, gồm 3 chiếc Petya 2 và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980. Trong đó 3 chiếc Petya II mang số hiệu 13, 15 và 17, mỗi tàu vũ trang bằng 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600 và 2 giàn 5 ống phóng PTA-40-159 mang theo 10 ngư lôi SET-40UE.
SET-40UE là loại ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ cỡ 400 mm do Liên Xô sản xuất, được thiết kế để lắp đặt trên tàu mặt nước cỡ nhỏ và trung bình nhằm thay thế cho ngư lôi SET-53 tỏ ra quá nặng nề và cồng kềnh, chỉ thích hợp đối với những chiến hạm cỡ lớn.
Quá trình phát triển SET-40 hoàn thành vào năm 1962 và đến năm 1968 thì phiên bản nâng cấp SET-40U ra đời, đây là thế hệ ngư lôi đầu tiên của Liên Xô có thể tìm kiếm mục tiêu dưới nước thông qua một hệ thống sonar chủ động.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi SET-40U/ SET-40UE: Trọng lượng 550 kg; dài 4.500 mm; đầu đạn 80 kg; tầm bắn 8.000 m; tốc độ 29 hải lý/h; tầm hoạt động của đầu dò chủ động từ 600 - 800 m.
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II phóng ngư lôi SET-40UE
So sánh với các loại ngư lôi hạng nhẹ hiện đại cỡ 324 mm thì rõ ràng thông số kỹ chiến thuật của SET-40UE tỏ ra thua kém khá nhiều, trong tương lai dự kiến nó sẽ sớm được thay thế bằng những loại tiên tiến hơn.
Một phương án đang được nhắc tới đó là Petya sau khi được Ấn Độ trợ giúp hiện đại hóa thì nó sẽ sử dụng ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm do Việt Nam tự sản xuất trong nước, sau khi bộ phận quan trọng nhất là đầu dò đã được chế tạo thành công.
Tình hình chấp hành kỷ luật, pháp luật và bảo đảm an toàn trong LLVT Hà Tĩnh có chuyển biến, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh), Lữ đoàn 16 Pháo binh (Quân khu 4) đã giúp người dân địa phương xây dựng nông thôn mới.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng, cách mạng muốn thành công thì phải dựa vào sức mình là chính. Người nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.
Sau 1 năm triển khai đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù, Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác.
Thời gian tới, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, chất lượng huấn luyện, diễn tập, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với chức trách, nhiệm vụ mới được giao, các đồng chí cán bộ thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã gây bất ngờ lớn với sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí trang bị "Made in Vietnam" hiện đại, sánh vai cùng các cường quốc.
Các đơn vị bộ đội trực thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh với những diễn viên không chuyên đã thể hiện 15 ca khúc trong quân đội bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc, ấn tượng.
Trong 80 năm qua, lực lượng quân sự các huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Chương trình “Chúng em làm chiến sĩ nhí” ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) giúp các em nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, bồi đắp tình yêu biên cương, biển đảo.
Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong việc xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa để 2 tuyến biên giới ngày càng phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải mong muốn các cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục cổ vũ, động viên, sát cánh cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Tĩnh đang đẩy mạnh đợt thi đua cao điểm “Tự hào truyền thống - Viết tiếp chiến công - Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.
“Ngày hội văn hoá quân - dân” đang được nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tổ chức, mang ý nghĩa thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân tham gia.
Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để TDP 1, phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Thu giữ 10 kg Ketamin, 42 kg ma túy tổng hợp dạng đá, bắt được tên cầm đầu và đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt là kết quả của chuyên án HT624 do
BĐBP Hà Tĩnh lập nên.
UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh ân cần thăm hỏi, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn với những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam trao thưởng cho BĐBP Hà Tĩnh vì đã lập thành tích xuất sắc trong chuyên án HT624 chống tội phạm ma túy.
Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh xác định, tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phối hợp, tham mưu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2025.