Ngày 21/11, Thủ tướng tạm quyền Liban Najib Mikati thông báo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc sẽ viện trợ 5,4 tỷ USD cho nước này trong 3 năm tới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc trì hoãn tiếp nhận người tị nạn thường diễn ra vào tuần đầu của tháng 10 và việc trì hoãn này đã được thông báo tới các cơ quan thực hiện.
Hơn 110 triệu USD đã được cam kết gửi tới Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) tại một hội nghị tổ chức ở trụ sở Liên hợp quốc.
Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), tính đến cuối năm 2018, số người phải đi tha hương do chiến tranh và bị ngược đãi ở quê nhà đã tăng kỷ lục trong gần 70 năm qua, lên tới 70,8 triệu người. Nhân ngày tị nạn thế giới (World Refugee) - 20/6, hãng tin Reuters giới thiệu xếp hạng 10 quốc gia có lượng người đi di cư cao nhất dưới đây.
Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin quan chức Hải quân Thái Lan hôm nay (12/6) cho biết 65 người tị nạn Rohingya đã được tìm thấy trên con tàu đắm ngoài khơi nước này.
Ngày 17/12, đại đa số quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua Hiệp ước Toàn cầu về người tị nạn (GCR), khẳng định tinh thần hợp tác và đoàn kết quốc tế nhằm bảo vệ người di cư và phát triển cộng đồng đón nhận người di cư.
Đảng Dân chủ Mỹ giành Hạ viện, đảng Cộng hòa giữ Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ; Nga kỷ niệm 77 năm Cuộc duyệt binh huyền thoại trên Quảng trường Đỏ... là những tin tức thế giới nổi bật nhất trong tuần (từ ngày 4/11 - 10/11/2018) được Báo Hà Tĩnh điện tử tổng hợp.
Nga thúc giục Mỹ thả cô gái 29 tuổi bị cáo buộc là gián điệp; Trung Quốc điều tra vụ bê bối vaccine... là những thông tin nổi bật trên thế giới trong ngày 23/7 được Báo Hà Tĩnh điện tử tổng hợp.
Hiện nay, Malaysia lo ngại rằng tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể lợi dụng cuộc khủng hoảng đang tác động mạnh đến người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar để tuyển mộ thành viên.
Thủ phạm tiến hành vụ đánh bom liều chết ở sân vận động Manchester Arena của Anh vào đêm 22/5 khiến 22 người thiệt mạng bao gồm nhiều trẻ em và 59 người khác bị thương, được xác định là Salman Abedi (22 tuổi).
Theo tạp chí Der Spiegel của Đức, hàng nghìn tay súng Taliban có thể đã xâm nhập vào Đức trong vòng 2 năm qua bằng cách trà trộn vào dòng người tị nạn đổ vào nước này.
1.350 người di cư đã được các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Italy và cứu hộ nhân đạo giải cứu trong 12 chiến dịch tuần tra riêng biệt trên Địa Trung Hải vào hôm 6/4. Trong đó, một người đã chết.
AFP đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu tối 16/3 đã đe dọa sẽ khiến châu Âu phải “đau đầu” bằng việc đẩy 15.000 người tị nạn mỗi tháng sang lãnh thổ Liên minh châu Âu (EU).
Một báo cáo mới cảnh báo, một số lượng lớn lên tới khoảng 100.000 trẻ em có nguy cơ đang bị các chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tẩy não để thực hiện các cuộc tấn công châu Âu.
Ngày 28/1, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Gillian Christensen cho biết những người có “thẻ xanh,” đồng nghĩa với việc họ là cư dân hợp pháp thường trú lâu dài ở Mỹ, cũng thuộc diện bị cấm nhập cảnh tạm thời theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, vốn áp dụng với người đến từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo.
Hàng chục người tị nạn châu Á, Afghanistan và Pakistan, bao gồm cả trẻ em, đang phải vật lộn để chống chọi với cái rét khắc nghiệt đến -20 độ C bên trong những căn lều tạm bợ được dựng lên dọc theo biên giới phía Bắc Serbia để chờ cơ hội được vào Hungary.
Theo cựu giám đốc Cơ quan Tình báo quân đội 6 (MI6) của Anh, Richard Barrett, hàng nghìn nghi phạm khủng bố đang ở Đức và không có cách nào phát hiện ra tung tích của chúng.
Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres hôm 12/12 sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) trước đại diện 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, một sự kiện quan trọng trước khi ông Guterres chính thức tiếp nhận vai trò này từ ngày 1/1 năm tới từ người tiền nhiệm Ban Ki Mun.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, sáng 19/9 (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), tại hội nghị cấp cao về người di cư và người tị nạn ở trụ sở của Liên hợp quốc, thành phố New York, Mỹ, các nguyên thủ quốc gia, các ngoại trưởng của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố New York, bao gồm những cam kết triển khai một kế hoạch đồng bộ để giải quyết vấn đề người di cư và người tị nạn một cách hiệu quả hơn.