Hi Lạp gọi những người di cư ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ là “mối đe dọa nghiêm trọng” sau khi có thêm 600 người nhập cư đến chỉ trong 1 ngày.
Tình trạng trên diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định nới lỏng việc kiềm chế người tị nạn trên lãnh thổ nước này vào các nước thuộc Liên minh châu Âu. Người phát ngôn chính phủ Hi Lạp Stelios Petsas cho biết, việc hàng chục nghìn người di cư đang tìm cách tràn qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào Hi Lạp là do “được Thổ Nhĩ Kỳ hướng dẫn và khuyến khích”.
Hi Lạp cũng tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ đơn xin tỵ nạn mới nào trong 1 tháng và gửi trả lại bất kỳ người nào nhập cư trái phép.
Người di cư tập trung ở vùng đệm tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hi Lạp ngày 29/2. Ảnh: Getty
Trên Twitter, Thủ tướng Hi Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết ông sẽ đi thăm biên giới trên bộ Evros, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Charles Michel vào ngày mai (3/3). Trước đó người nhập cư đã đụng độ với cảnh sát Hi Lạp tại cửa khẩu biên giới ở thị trấn Kastanies, buộc cảnh sát phải bắn hơi cay.
Hi Lạp là cửa ngõ chính cho hàng trăm ngìn người xin tị nạn tìm đường vào châu Âu trong các năm 2015-2016. Hơn 40.000 người tỵ nạn đã bị mắc kẹt trên đảo Aegea, sống trong các trại đông đúc quá tải với điều kiện hết sức tồi tệ. Hi Lạp ước tính số người đang tập trung ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng 3.000.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine, trong đó có các hệ thống phòng không Patriot, với cam kết Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh toán toàn bộ chi phí.
Ít nhất 59 người đã thiệt mạng ở Gaza trong ngày 12/7 do những cuộc không kích của Israel hoặc bị bắn chết trên đường đến địa điểm phân phối hàng cứu trợ.
Theo báo cáo, sự nhầm lẫn trong buồng lái ngay trước khi chiếc Boeing rơi, sau khi hai công tắc ngắt nhiên liệu động cơ gần như đồng thời bị kích hoạt, đã khiến máy bay ngừng cấp nhiên liệu.
Từ ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải trên 1.350 nhân viên làm việc trong nước, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một cuộc cải tổ chưa từng thấy đối với ngành ngoại giao.
Ngày 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tiết lộ “khả năng cao” Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, song chưa có thời điểm cụ thể nào được thảo luận.
Các vụ tấn công tàu hàng liên tiếp trên Biển Đỏ cho thấy lực lượng Houthi đang gia tăng áp lực nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza, bất chấp các rủi ro đối với an toàn hàng hải quốc tế.
Nghiên cứu mới cho thấy nhiệt độ tại nhiều thành phố châu Âu đã tăng thêm tới 4 độ C do biến đổi khí hậu, khiến các đợt nắng nóng trở thành “kẻ giết người thầm lặng” và đe dọa hàng nghìn sinh mạng.
Báo Vientiane Times ngày 10/7 đưa tin, lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá một vụ vận chuyển ma túy với quy mô đặc biệt lớn, sử dụng xe bồn ngụy trang.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Air India xảy ra hồi tháng 6 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 11/7 tới, theo hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề.