Người Việt Nam gần 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia Ukraine

Những khoảnh khắc cuộc sống, phong cảnh và con người Việt Nam giai đoạn 1930 - 1940 được nhiếp ảnh gia Sofia Yablonska (Ukraine) ghi lại một cách chân thực, sống động.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa phối hợp với Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam tổ chức triển lãm Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ.

Triển lãm giới thiệu 55 tư liệu, hình ảnh được ghi lại thông qua lăng kính của Sofia Yablonska, nữ nhà văn, nhiếp ảnh gia và quay phim người Ukraine. Công chúng có dịp “ngược dòng” quá khứ, trở về những khoảnh khắc cuộc sống, phong cảnh và con người Việt Nam giai đoạn 1930 - 1940.

Hình ảnh con người Việt Nam gần 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia Ukraine.
Hình ảnh con người Việt Nam gần 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia Ukraine.

Những bức ảnh dẫn dắt người xem theo chân Sofia Yablonska trong hành trình khám phá Việt Nam, nơi bà và gia đình đã dành tình cảm sâu sắc suốt 10 năm sinh sống.

Người xem dễ dàng bắt gặp khung cảnh về cuộc sống nông thôn với những cánh đồng trải dài tít tắp và con người cần cù lao động, danh thắng vịnh Hạ Long hoang sơ kỳ vĩ hay hình ảnh của Hoàng thành Thăng Long, cầu Long Biên, hồ Hoàn Kiếm cách đây gần một thế kỷ. Sự đa dạng văn hóa các dân tộc cũng được Sofia Yablonska ghi lại qua vẻ đẹp của phụ nữ Thái, Mông, Dao Tiền và người Hà Nội xưa.

Bên cạnh những bức hình đen trắng, triển lãm gợi mở chiều sâu cảm xúc của tác giả với cảnh vật và con người Việt Nam qua những dòng chia sẻ trích từ cuốn nhật ký Phương trời xa xôi.

Với bà, Việt Nam hiện lên như một xứ sở diệu kỳ, đầy lôi cuốn: “Một vùng đất lạ! Có quá nhiều vẻ đẹp không thể tiếp cận, bị cấm đoán trong đó!... Vài ngày sau, tôi rời vùng núi đó và đến thăm hai dân tộc Mèo và Mảng. Họ có ngôn ngữ, trang phục và phong tục khá khác biệt và thú vị so với cư dân vùng đồng bằng. Sống cùng họ, tôi có mọi thứ theo ý mình. Người Mèo mang gạo, cá, thịt thú rừng và rau đến nhà tôi, đến giúp tôi làm việc, mang ngựa đóng yên và chỉ cho tôi đường đi qua những ngọn núi hoang sơ kỳ thú…”.

Triển lãm kéo dài hết ngày 30/4 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Một vài hình ảnh trong triển lãm:

Đời thường người Việt Nam.
Đời thường người Việt Nam.
Phụ nữ người Mông.
Phụ nữ người Mông.
Phụ nữ người Dao.
Phụ nữ người Dao.

Sofia Yablonska (1907-1971) là nữ nhà văn, nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên về đề tài du lịch.

Năm 1927, khi mới 20 tuổi, bà rời xa quê hương Halychyna (phía Tây Ukraine) và bắt đầu hành trình chinh phục Paris.

Sau chuyến đầu tiên thành công, cùng với chiếc máy ảnh, Sofia Yablonska một mình thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới để quay phim tài liệu về các dân tộc ở những quốc gia bà đặt chân đến như Morocco, Ai Cập, Djibouti, Sri Lanka, Tahiti, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia.

Với sự cởi mở, chân tình, Sofia Yablonska đã ghi lại được những khoảnh khắc thú vị, giàu cảm xúc về cuộc sống của người dân bản địa.

vietnamnet.vn

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.