Sức mạnh chiến đấu từ khí chất, tâm hồn Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Hoà cùng niềm vui kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước là niềm hạnh phúc của muôn triệu người khi Việt Nam cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19. Thời đại nào cũng thế, khí chất, tâm hồn, bản lĩnh Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng...

Sức mạnh chiến đấu từ khí chất, tâm hồn Việt Nam

Lực lượng thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến trong những ngày toàn quốc kháng chiến... Ảnh Tư liệu

“Nước của những người chưa bao giờ khuất”

Thắng lợi của Việt Nam là thắng lợi của chiến tranh Nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kêu gọi: “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”.

Theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, hàng triệu người Việt Nam, từ già đến trẻ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, đã đem hết “tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để giữ vững độc lập dân tộc.

Sức mạnh chiến đấu từ khí chất, tâm hồn Việt Nam

Các kỹ thuật viên xét nghiệm làm việc bất kể ngày đêm để sớm có kết quả phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đầu năm 2020, Việt Nam bước vào cuộc chiến chống giặc Covid-19, một thứ giặc mới không nhìn thấy hình hài mà âm thầm hủy diệt hàng trăm nghìn người khắp thế giới. Ngay từ đầu, Trung ương Đảng và Chính phủ đã xác định đây là một cuộc chiến nhiều thử thách, cam go, đòi hỏi sự tham gia của toàn dân và cả hệ thống chính trị.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19: “Tiếp tục ứng phó chủ động trên mọi lĩnh vực; chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân; phải đưa tinh thần của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa” vận dụng vào cuộc chiến chống dịch”.

Sức mạnh chiến đấu từ khí chất, tâm hồn Việt Nam

Y bác sỹ Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh kêu gọi người dân ở nhà chống dịch.

Ngay lập tức, những khẩu hiệu: “Chống dịch như chống giặc”, “Ở nhà là yêu nước!”, “Chúng tôi ở đây để bảo vệ các bạn, xin bạn ở nhà vì chúng ta!”… nhanh chóng được lan tỏa đi khắp nơi, trở thành cao trào cách mạng.

Các khu cách ly tập trung nhanh chóng được thành lập. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các địa phương họp cả ngày lẫn đêm, triển khai chống dịch từng giờ. Công dân từ nước ngoài trở về lập tức được đưa về các khu cách ly để sàng lọc, xét nghiệm, theo dõi.

Ngọn lửa yêu nước bùng cháy: y, bác sĩ xung phong ra tuyến đầu chống dịch dù đối mặt với hiểm nguy; chiến sĩ công an, quân đội, biên phòng ngày đêm chịu đựng gian khổ, thiếu thốn; thanh niên, phụ nữ tình nguyện phục vụ, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các khu cách ly; cán bộ thôn xóm, y tế xã phường đi từng ngõ, gõ từng nhà…

Đặc biệt, chưa có nơi nào trên thế giới có những hình ảnh “thời chiến” chống Covid-19 đẹp, có sức lan tỏa, lay động như ở Việt Nam: Những bà mẹ liệt sĩ, vợ liệt sĩ tuổi cao, từng tiễn chồng con ra trận, nay tóc bạc, da mồi vẫn xin đóng góp đồng lương ít ỏi tích góp được, mua gạo, đem rau, quả, trứng gà gửi vào khu cách ly động viên các chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch.

Những em bé làm thơ, vẽ tranh, góp đồng tiền mừng tuổi của mình cho “mặt trận”. Hàng trăm tỷ đồng đã được huy động trong thời gian ngắn phục vụ chống dịch. Ba tuần cách ly xã hội, toàn dân nêu cao ý thức kỷ luật, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

“Hậu phương lớn” đã làm nức lòng “tiền tuyến lớn”, với tính chất toàn dân, toàn diện để đẩy lùi “giặc dịch”. Tất cả đều minh chứng cho tinh thần Việt Nam, bản lĩnh và khí phách Việt Nam không khuất phục “kẻ giết người thầm lặng”. Toàn dân đã gắn kết xung quanh Đảng và Chính phủ thành một khối vững chắc với niềm tin tất thắng sáng ngời. Anh Trần Quang hiện sinh sống ở

Nordrhein - Westfalen - Cộng hòa Liên bang Đức nhận xét: Việt Nam mình đã trải qua mấy cuộc chiến tranh nên biết cách ứng phó khi có giặc vì dịch bệnh cũng như giặc giã vậy. Không như bên này, người dân chưa thể thay đổi nhanh với các khuyến cáo của chính phủ.

Truyền thông chống dịch Covid-19 - độc đáo Việt Nam!

Nếu như thời chống Pháp, chống Mỹ có những bài ca ra trận hào hùng thì những ngày qua, “binh chủng” truyền thông đã có muôn vàn cách làm hay, sáng tạo, độc đáo để vừa nhắc nhở người dân thực hiện khuyến cáo của Chính phủ, vừa khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần Việt Nam.

Bên cạnh báo chí cả nước đưa tin tức phản ánh hằng ngày, hằng giờ, các nhạc sĩ chuyên và không chuyên kịp thời sáng tác các ca khúc, các MV... về đề tài Covid-19. “Ghen cô Vy”, bài hát của nhạc sỹ Khắc Hưng nhanh chóng nổi tiếng khi được Quang Đăng biên đạo thành “Vũ điệu rửa tay” lan tỏa khắp trong nước và cả nước ngoài, thành trào lưu thế giới, dịch ra tiếng Anh, lên truyền hình Mỹ.

Sức mạnh chiến đấu từ khí chất, tâm hồn Việt Nam

Vẽ tranh cổ động phong trào chống dịch cũng là một trong những cách làm hiệu quả giúp Việt Nam khống chế được đại dịch.

Hà Tĩnh là miền ví giặm nên ngay từ đầu, các nhạc sĩ, nghệ nhân Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Tiến Khởi... đã sáng tác nhiều bài hát chống dịch trên làn điệu dân ca ví, giặm. Các giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) xây dựng hẳn một MV ca nhạc “Bài ca ngành Y”, dựa trên nền nhạc bài hát “Đường Trường Sơn xe anh qua” của nhạc sĩ Văn Dung.

Đặc biệt, nhiều bài thơ của các bà mẹ, các cháu thiếu nhi xuất phát từ tình cảm yêu thương, quý mến, trân trọng gửi các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch đã tạo nên động lực tinh thần to lớn không chỉ cho lực lượng tuyến đầu mà lay động cả hàng vạn người dân.

Sức mạnh chiến đấu từ khí chất, tâm hồn Việt Nam

Cụ bà Nguyễn Thị Tửu (Phường Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh) đã ủng hộ 2 tấn gạo cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

Bà Trần Thị Chất (64 tuổi, thị trấn Nghèn, Can Lộc) viết: Dịch Covid thảm bại/ Các con nở nụ cười/ Việt Nam lại sáng ngời/ Khắp năm châu bốn biển. Còn em Hoàng Minh Phương, học sinh lớp 5C2 - Trường Tiểu học Xuân An (Nghi Xuân) lại viết cho bố đang phục vụ ở khu cách ly những dòng chan chứa yêu thương, bày tỏ niềm tin tươi sáng: Nơi tuyến đầu trận chiến chống “covy”/Con thương bố nên học hành chăm chỉ/Rồi mai kia sẽ bình an bố nhỉ/ Gia đình mình sẽ lại được đoàn viên.

Khí chất, tâm hồn Việt Nam là vậy!

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...