Nguy hại khôn lường từ thói quen "đêm thức khuya ngày ngủ nướng"

Thức khuya, ngủ ngày làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau tức ngực, loạn nhịp tim, khó thở...

nguy hai khon luong tu thoi quen dem thuc khuya ngay ngu nuong

Ảnh minh họa: Dareen.

Theo Health, cả Đông và Tây y đều khẳng định trong cơ thể con người có tồn tại đồng hồ sinh học. Nếu biết cách sắp xếp thời gian làm việc và ngủ nghỉ thuận theo thời gian biểu này sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và ngược lại.

Cơ thể con người cũng tồn tại như vạn vật trên thế giới với những quy luật riêng. Chẳng hạn như thời tiết có các mùa luân phiên thay đổi, một số loài động vật có mùa di trú nhất định, một số loài khác thì có cấu tạo cơ thể đặc biệt để phù hợp với lịch hoạt động ban đêm và ngủ nghỉ vào ban ngày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sức khỏe con người sẽ sung mãn nhất khi ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ vào ban đêm. Khoảng từ 23h trở đi, các hoạt động đào thải độc tố của gan, thận cũng như sự tái tạo của các tế bào diễn ra rất mạnh đòi hỏi điều kiện bắt buộc là cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ sâu. Cơ chế này sẽ bị bẻ gẫy nếu bạn đi ngược với quy luật của đồng hồ sinh học. Dù hôm sau bạn dùng gấp đôi thời gian để ngủ cũng không thể bù đắp được.

Ngày nay ảnh hưởng của lối sống hiện đại cùng với sự phát triển của các loại hình dịch vụ giải trí online khiến nhiều người có thói quen ngủ nghỉ ngược với tự nhiên. Đặc biệt là các bạn trẻ có xu hướng thích cuộc sống về đêm, thức đến 1-2h sáng để xem phim, nghe nhạc, lướt web rồi ngủ nướng đến 8-9h sáng hôm sau mới dậy.

Các nhà khoa học gọi nhóm người thích thức khuya ngủ nướng là "cú đêm" bởi họ có đặc điểm phân bổ thời gian trong ngày chẳng khác gì loài cú. Khảo sát cho thấy họ thường cảm thấy rất hăng hái vào buổi tối nhưng đến sáng lại uể oải. Vì thường xuyên đi ngược quy luật tự nhiên nên đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo ngược hoàn toàn, kết quả là sức khỏe giảm sút, hệ thống miễn dịch ngày càng yếu đi, bệnh tật ngày càng nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đó là lý do các "cú đêm" thường phàn nàn về tình trạng đau đầu, chóng mặt, hay quên, chán ăn, buồn nôn, loạn nhịp tim, tức ngực khó thở, giảm năng suất lao động và kết quả học tập.

Theo VNE

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.