(Baohatinh.vn) - Để tỏ lòng thành kính vị vua lãnh đạo Nhân dân chống lại quân xâm lược nhà Đường, lễ giỗ Vua Mai đã được tổ chức trọng thể, linh thiêng, ý nghĩa ở xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh)
Trong 2 ngày 9 - 10/2 (tức ngày 12 – 13 tháng Giêng âm lịch), cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Mai Phụ (huyện Thạch Hà) đã tổ chức lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế năm Ất Tỵ 2025 tại thôn Mai Lâm.
Theo đó, trong ngày 9/2, tại khu di tích Đền thờ Vua Mai đã diễn ra các hoạt động như: cung tiến lễ vật, khai trống lễ giỗ, thực hiện lễ yết; tặng sổ tiết kiệm cho các thanh niên xã Mai Phụ chuẩn bị lên đường nhập ngũ… Trong sáng 10/2, chương trình chính giỗ Vua Mai tiếp tục bằng các hoạt động linh thiêng và ý nghĩa như: thực hiện tiến lễ, màn trống lễ chính giỗ, tế lễ (chính kỵ), dâng hương và dâng hoa…
Các mâm cỗ cúng (xôi gà, thủ lợn, bánh chưng, hoa quả, cau trầu…) dâng lên bàn thờ Vua Mai được chính quyền và người dân trong xã chuẩn bị công phu, tinh tế, tỷ mẫn, sạch đẹp, tinh tươm. Hoạt động tế lễ được thực hiện thành kính, trang nghiêm do những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và những bậc cao niên có uy tín trong cộng đồng thực hiện.
Quan khách, các đoàn dâng hương và Nhân dân trong vùng đã thành kính chiêm bái, cùng nguyện cầu cho “quốc thái dân an”, sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt, trời yên biển lặng, dịch bệnh tiêu tán... Lễ giỗ Vua Mai năm Ất Tỵ 2025 là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của bậc tiền nhân với dân, với nước; góp phần vun đắp truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần chống giặc ngoại xâm. Ngày giỗ đức Vua cũng góp phần phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, tâm linh của Nhân dân và tạo khí thế phấn khởi, đoàn kết, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước, cống hiến vì cộng đồng...
Theo sử sách, vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, gốc người làng Mai Phụ (nay thuộc xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà), lớn lên ở thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, Nam Đàn). Ông mồ côi cha mẹ từ sớm nên phải đi ở đợ từ nhỏ, nhưng nhờ có sức vóc và tài trí hơn người, lại giỏi võ nghệ nên sớm nổi tiếng trong vùng.
Khi Mai Thúc Loan lớn lên, cũng là lúc nhà Đường thống trị nước ta và chúng đặt ra lệ cống nạp sản vật nặng nề, Nhân dân oán thán, căm thù. Thấu hiểu được nỗi cơ cực, uất ức của người dân mất nước, ông đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, quét sạch bọn cướp nước ra khỏi bờ cõi. Năm 713, Mai Thúc Loan được Nhân dân suy tôn lên làm Vua (lập ra triều Vạn An) và sử sách gọi ông là Mai Hắc Đế tức ông Vua Đen họ Mai.
Tuy nhiên, triều đại do ông xây dựng chỉ tồn tại được 10 năm vì quân nhà Đường quyết tâm cướp lại nước ta bằng mọi giá, nhiều trận chiến khốc liệt đã xảy ra, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan rã.
Để tưởng nhớ công ơn Vua Mai Hắc Đế, Nhân dân lập đền thờ ông trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn (nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An) và thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà) để đời đời hương khói, phụng thờ.
Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng có sức cạnh tranh cao. Điều này đã tạo thêm nhiều điểm nhấn hấp dẫn du khách khi đến du lịch ở Hà Tĩnh.
Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành."
Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Thiên thạch thường màu đen và nổi bật trên cát sa mạc, nhờ đó, những "thợ săn" ở quốc gia tây bắc châu Phi Mauritania có thể dễ phát hiện ra chúng hơn.
50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực, phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Trưng bày, triển lãm về thành tựu 50 năm nền VHNT Hà Tĩnh (1975-2025) tại công viên Lý Tự Trọng (TP Hà Tĩnh) thu hút đông đảo người xem với hàng trăm bức ảnh được thiết kế đẹp mắt.
Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Bức thư hiếm có, viết trên con tàu định mệnh Titanic bởi một trong những hành khách nổi tiếng may mắn sống sót, đã được bán đấu giá với mức giá kinh ngạc: 300.000 bảng Anh (gần 400.000 USD).
Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...