Nơi có nhiệt độ bề mặt nóng nhất trên Trái Đất

Nghiên cứu mới về nhiệt độ bề mặt cao nhất trên Trái Đất hé lộ sa mạc Lut ở Iran và sa mạc Sonoran ở Bắc Mỹ nóng hơn so với Thung lũng Chết ở Mỹ.

Nơi có nhiệt độ bề mặt nóng nhất trên Trái Đất

Sa mạc Lut ở Iran. Ảnh: Science Magazine.

Theo dữ liệu vệ tinh độ phân giải cao từ hai thập kỷ qua, đất đai ở hai khu vực đôi khi có thể nóng tới 80,8 độ C. Sa mạc Lut giữ vị trí đầu bảng về nhiệt độ mặt đất cao nhất thế giới. Từ năm 2002 đến 2019, vùng đất cát này thường xuyên chạm ngưỡng nhiệt độ cao nhất, nhiều khả năng do vị trí nằm giữa những ngọn núi, khiến không khí nóng bị giữ lại phía trên đụn cát, đặc biệt là những khu vực bao phủ bởi đá núi lửa đen. Phát hiện mới phù hợp với nghiên cứu công bố năm 2011 với kết luận sa mạc Lut là một trong những điểm nóng nực nhất trên Trái Đất.

Từ năm 2004 tới năm 2007 và năm 2009, sa mạc Lut trải qua nhiệt độ bề mặt cao nhất hành tinh. Năm 2005, dữ liệu sơ bộ cho thấy khu vực có nhiệt độ lên tới 70,7 độ C, dù nhóm tác giả nghiên cứu mới nhận định ước tính trên nhiều khả năng còn thấp hơn thực tế.

Từ phân tích ban đầu đó, NASA công bố phiên bản phần mềm vệ tinh mới, cho phép xác định nhiệt độ mặt đất trên Trái Đất chuẩn xác hơn. Sử dụng phiên bản cập nhật, các nhà nghiên cứu có thể kết luận nhiệt độ ở sa mạc Lut trên thực tế cao hơn 10 độ so với suy đoán trước đây.

Sa mạc Sonoran nằm ở biên giới giữ Mỹ và Mexico cũng có độ nóng tương tự, dù không thường xuyên chạm ngưỡng cao nhất như sa mạc Lut. Độ cao thấp của sa mạc có nghĩa không khí ít có khả năng bốc lên cao và hạ nhiệt.

Do bao quanh Sonoran cũng là những ngọn núi, nhiệt độ dễ dàng bị giữ lại ở bồn địa khô cằn, làm tăng nhiệt độ không khí và nhiệt độ mặt đất. Các nhà nghiên cứu không rõ biến đổi khí hậu tác động bao nhiêu tới mức nhiệt độ cực hạn, nhưng những ngày nóng nhất do vệ tinh ghi nhận xuất hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt trong thời kỳ La Niña, hiện tượng biến động theo sự ấm lên toàn cầu.

Ngoài ra, phân tích mới cũng xác định nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Đó là Nam Cực với kỷ lục -110,9 độ C, thấp hơn 20 độ so với ước tính trước đây. Ánh sáng Mặt Trời ở khu vực này của thế giới tương đối yếu và nhiều tia nắng bị phản chiếu trở lại khí quyển bởi băng và tuyết. Gió mạnh và hệ thống áp suất thấp cũng góp phần làm giảm nhiệt độ ở bề mặt Nam Cực. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bulletin of the American Meteorological Society hôm 10/5.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.