Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Tới Nhật Bản, bạn có thể ghé thăm thành phố Beppu để tham gia trải nghiệm hấp đồ ăn bằng hơi nước nóng bốc lên từ dưới đất.

Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Tới Beppu, du khách sẽ thấy hơi nước nóng từ dưới đất bốc lên khắp thành phố. Trong nhiều thế kỷ, con người nơi đây đã sử dụng hơi nước nóng tự nhiên để nấu thức ăn. Cách chế biến món ăn được gọi là “Hell Steam Cuisine” (tạm dịch: Ẩm thực đến từ hơi nước địa ngục).

Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Nhờ phương pháp nấu ăn tối giản, không có phụ gia, các món ăn trông đơn giản nhưng tốt cho sức khỏe. Hơi nước chứa đầy khoáng chất tự nhiên giúp những món ăn giữ được hương vị chân thật nhất. Ngày nay, khách du lịch đến thành phố sẽ được trải nghiệm hấp các món ăn tại trung tâm nấu ăn hơi nước Jigokumushi Kobo, gần suối nước nóng của quận Kannawa.

Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Bạn có thể thuê các dãy phòng xông hơi để nấu thức ăn. Du khách có thể tự mang theo thức ăn hoặc mua các loại rau, thịt gà, hải sản, thịt lợn, cơm… với giá từ 1,37-27,5 USD. Bữa ăn ở đây có giá trung bình khoảng 9,17 USD. Kem và đồ uống có sẵn. Tuy nhiên, đồ uống có cồn không được cho phép sử dụng.

Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Khi có thức ăn, du khách sẽ đi đến khu vực nhà bếp và thuê buồng xông hơi để hấp với giá 4,67 USD trong 30 phút. Bạn cũng có thể mua thêm thời gian với 1,37 USD cho 10 phút. Tình nguyện viên sẽ hướng dẫn khách vào buồng hơi và cách hấp thức ăn. Bạn sẽ đặt hẹn giờ và quay lại lấy thức ăn ra khi xong.

Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Trung tâm có bàn trong nhà và sân thượng ngoài trời. Du khách có thể ra sân thượng ăn khi thời tiết tốt. Trà, đồ dùng và gia vị sẽ được cấp sẵn. Vì trung tâm chỉ có các tình nguyện viên, không thuê người phục vụ, sau khi ăn xong, bạn sẽ phải trả lại đĩa và dọn dẹp khu vực của mình.

Nơi người dân nấu ăn bằng hơi nước bốc lên từ lòng đất

Trung tâm nấu ăn hơi nước mở cửa từ 9-21h hàng ngày (trừ thứ 4 của tuần thứ 3 hàng tháng). Sau 20h, trung tâm không nhận thêm khách hàng.

Theo Zing

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...