Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Sa mạc Danakil là 1 trong những nơi nóng nhất hành tinh với những ngọn núi lửa, hồ nham thạch và suối nước nóng lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Khung cảnh này khiến bạn tưởng như đang ở một hành tinh khác nhưng thực ra đây chính là Sa mạc Danakil nằm ở Ethiopia và một phần của Eritrea và Djibouti.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Sa mạc Danakil là 1 trong những nơi nóng nhất và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất với những ngọn núi lửa, hồ nham thạch và những suối nước nóng lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Mặt trời thiêu cháy mặt đất, nhiệt độ đôi khi có thể lên tới 60 độ C trong khi không khí vô cùng khô ở sa mạc này.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Nằm ở vị trí 125 mét dưới mực nước biển, Danakil cũng là một trong những nơi thấp nhất hành tinh. Ngoài ra, lượng mưa mà khu vực này chỉ khoảng 100 - 200 mm/năm.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Sa mạc Danakil có nhiều màu sắc khác nhau bởi sự kết hợp của bùn, sắt, tảo halophile và quan trọng nhất là muối.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Trong hàng thế kỷ qua, những thương nhân cùng các đoàn lạc đà đã bất chấp điều kiện khắc nghiệt để đến thu mua muối ở vùng đất nóng nhất hành tinh này.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Berahile ở Afar là một trong nhiều thị trấn ở Ethiopia - nơi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào hoạt động buôn bán muối. Những đoàn lạc đà thường dành một đêm nghỉ lại ở trung tâm thị trấn trước khi tiếp tục hành trình vào ngày hôm sau.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Vùng trũng Danakil là nơi sinh sống của người Afar. Để thích nghi với thời tiết, những cư dân này phải sử dụng ít nước và thức ăn hơn so với các cư dân ở những vùng đất khác.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Những đoàn lạc đà nối đuôi nhau mải miết trên sa mạc trong hành trình tìm muối.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Các công nhân đang khai thác và đóng khuôn từng tảng muối dưới cái nóng thiêu đốt của sa mạc cằn cỗi.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Những tảng muối ở Danakil - nguồn tài nguyên quý giá tại nơi nóng nhất hành tinh.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Người dân trong vùng thường sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Những đoàn lạc đà sẽ mất 2 ngày để vận chuyển muối đến thị trấn Berahile./.

Theo VOV

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.