Khắc phục thẻ vàng, cần quyết liệt chống khai thác hải sản bất hợp pháp

(Baohatinh.vn) - Đó là yêu cầu của Phó Tổng cục trưởng Thủy sản Trần Đình Luân tại hội nghị tuyên truyền, phổ biến về những quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp và Luật Thủy sản 2017 do Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức chiều nay (4/5).

khac phuc the vang can quyet liet chong khai thac hai san bat hop phap

Dự hội nghị có đại diện một số sở, ngành liên quan, Bộ đội Biên phòng tỉnh, các địa phương vùng biển và các tổ trưởng tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ trên địa bàn

Trước thực trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp dụng biện pháp cảnh bảo đối với thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào Châu Âu (thẻ vàng) gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta vào Châu Âu và một số thị trường khác.

Hà Tĩnh hiện có trên 6.000 tàu thuyền làm nghề khai thác hải sản, trong đó chủ yếu tàu thuyền công suất nhỏ chiếm 80%. Trong những năm qua, tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh rất phức tạp, đặc biệt là các tàu thuyền khai thác sai vùng biển.

Các tàu thuyền tàu công suất lớn hoạt động sai quy định tại vùng biển ven bờ; tàu cá tổ chức khai thác thời kỳ sinh sản, sinh trưởng, sử dụng các phương tiện hủy diệt đánh bắt... là vấn đề nhức nhối cần phải được ngăn chặn kịp thời.

khac phuc the vang can quyet liet chong khai thac hai san bat hop phap

Phó Tổng cục trưởng Thủy sản Trần Đình Luân: Hà Tĩnh cần tăng cường công tác tuyên truyền; kiểm tra, giám sát các loại tàu cá phát hiện xử lý kịp thời các tàu cá vi phạm để khắc phục thẻ vàng, phát triển nghề khai thác ổn định và bền vững.

Liên quan đến việc khắc phục thẻ vàng, tại hội nghị này, lãnh đạo Tổng cục trưởng Thủy Sản đề nghị Hà Tĩnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai quản lý khai thác theo quy định của IUU trên địa bàn tỉnh, để tiến tới giảm và chấm dứt tình trạng tàu khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Trong đó, tăng cường kiểm tra tàu cá trước khi xuất bến, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Hà Tĩnh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về khai thác và bảo vệ nguồn lợi. Đồng thời, tổ chức lại hoạt động kiểm soát tàu cá tại cảng (việc vào ra cảng, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác).

khac phuc the vang can quyet liet chong khai thac hai san bat hop phap

Luật Thủy sản 2017 gồm 9 chương 105 điều, giảm 1 chương và tăng 43 điều so với Luật Thủy sản 2003. Trong đó một số điểm mới như: Về khai thác, Luật mới quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác. Theo đó, UBND cấp tỉnh sẽ cấp phép, cấp hạn ngạch khai thác thủy sản cho các tàu cá vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý, nhằm kiểm soát cường lực khai thác, quản lý phát triển tàu cá bền vững - đây là điểm tiến bộ so Luật Thủy sản 2003.

Theo khuyến nghị của EC, Luật Thủy sản mới quy định trách nhiệm của cảng cá trong từ chối cho bốc dỡ đối với tàu cá vi phạm đánh bắt bất hợp pháp. Về xử lý vi phạm: mức 1 tỷ đồng là mức phạt tối đa cá nhân vi phạm và 2 tỷ với tổ chức vi phạm (cao gấp 10 lần so với Luật Thủy sản 2003)...

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast