Về thôn 7, xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) hầu như ai cũng biết anh Nguyễn Đình Khanh là một người đi đầu trong phong trào phát triển mô hình nuôi gà liên kết tại địa phương.
Nhờ phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, liên kết, bảo vệ dịch bệnh... nên sản lượng thịt gia cầm của Hà Tĩnh năm 2023 đạt khoảng 26 nghìn tấn, sản lượng trứng đạt 358 triệu quả.
Bỏ phố về rừng lập nghiệp, sau thời gian chịu khó khai khẩn, xây dựng, vợ chồng anh Trần Thanh Nhàn (thôn Minh Châu, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có cơ ngơi cho thu nhập cao, khiến nhiều người mơ ước.
Táo bạo trong chuyển đổi nghề, anh Nguyễn Huy Phố (SN 1983, trú thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã phát triển mô hình nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả thu lãi hơn 650 triệu đồng mỗi năm.
Cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, kinh nghiệm chăn nuôi của người dân, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cũng đang có chính sách, kế hoạch để tăng tổng đàn gia cầm từ 290 nghìn con như hiện nay lên 415 nghìn con vào năm 2025.
Với hơn 8.000 con gà siêu đẻ trứng được nuôi theo quy trình khép kín, mỗi năm, trang trại của anh Nguyễn Văn Nguyên (SN 1976, ở thôn Bàu Am, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đạt doanh thu hơn 7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi gần 2 tỷ đồng.
Qua 7 năm triển khai, hiện mô hình nuôi gà đẻ trứng Omega 3 và gà thịt của HTX Dịch vụ tổng hợp Thạch Tiến ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) có doanh thu trên 7 tỉ đồng mỗi năm.
Sau quá trình học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư, anh Nguyễn Sỹ Quan Thắng (SN 1983, trú thôn Hồng Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xây dựng trang trại chăn nuôi gà liên kết, thu lãi gần 400 triệu đồng/năm.
Sở hữu thương hiệu “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là “chìa khóa” giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi gà trên địa bàn Hà Tĩnh nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chủ trương sát đúng cùng cách làm sáng tạo, hiệu quả đã giúp bức tranh tổng quan về trồng trọt, chăn nuôi ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét.
Do có nhiều sai phạm khi triển khai xây dựng trang trại chăn nuôi gà ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Tĩnh đã bị UBND tỉnh xử phạt tổng số tiền 414.250.000 đồng.
Từ ra tết đến nay, giá trứng gà ở Hà Tĩnh giảm liên tục và chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Giá rẻ, tiêu thụ chậm, trong khi giá thức ăn tăng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Là đơn vị tiên phong trồng dưa lưới trong nhà màng ở Hà Tĩnh, HTX Nga Hải (xã Xuân Mỹ - Nghi Xuân) đã đi “nước cờ chiến lược” khi chi 2.000 USD/tháng để thuê chuyên gia nông nghiệp người Israel trực tiếp chuyển giao công nghệ.
Bỏ ngang công việc lương gần cả chục triệu đồng, Trần Thanh Nhàn (SN 1987, ở xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) quyết định về quê mở trang trại nuôi gà. Anh được bà con nơi đây thân mật gọi tên “Nhàn gà”.
Chưa đầy 2 năm, mô hình “úm” gà giống của Hội Nông dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng cho 22 hộ chăn nuôi với hàng vạn con mỗi năm.
Mô hình nuôi gà liên kết quy mô hàng chục ngàn con/năm tại thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) được hình thành không những đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân mà còn góp phần thay đổi tư duy chăn nuôi, sản xuất nhỏ lẻ.