Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Chủ trương sát đúng cùng cách làm sáng tạo, hiệu quả đã giúp bức tranh tổng quan về trồng trọt, chăn nuôi ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét.

Ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Vụ hè thu năm 2021, xã Thạch Mỹ được UBND huyện giao sản xuất 280 ha lúa, nhưng địa phương này đã vận động Nhân dân làm vượt kế hoạch 65 ha (đạt 315 ha, nhiều hơn năm ngoái 35 ha).

Có được điều này là vì người dân đã được khuyến khích bám ruộng, được hỗ trợ phân bón và giống, có sự thay đổi tư duy khi sản xuất hiệu quả, điều kiện (đường sá, kênh mương, nguồn nước) đã được cải thiện nhiều…

Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

Nhờ chăm chỉ bám đồng ruộng, không ngừng mở rộng diện tích, tích cực ứng dụng KHKT... nên nông dân Thạch Mỹ luôn có những vụ mùa bội thu.

Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ Lê Tiến Lương phấn khởi: “Những năm gần đây, sản xuất hè thu được bà con coi trọng, diện tích, năng suất đều tăng. Đáng chú ý là 2 năm qua, có 25 ha ở thôn Đại Yên, Hà Ân, Báo Ân trước đây không sản xuất nay đã gieo cấy hiệu quả. Sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng thêm 3,5km kênh mương để tăng diện tích tưới lúa hè thu thêm 21 ha nữa”.

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên cách đây 6 năm (trước khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2021), toàn huyện Lộc Hà chỉ gieo cấy 198 ha lúa vụ hè thu ở những vùng chủ động nguồn nước tưới. Thế nhưng, hiện nay, diện tích sản xuất đã tăng lên 838 ha, riêng vụ này tăng thêm 70 ha. Thậm chí, vừa rồi, nông dân toàn huyện sẵn sàng gieo cấy lại 766/838 ha sau khi bị mưa lụt làm hư hỏng.

Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

Ngoài các giống có năng suất cao, đã được kiểm chứng, đang sản xuất đại trà (Khang dân, HT1, Xuân Mai...), các loại giống mới tiếp tục được khảo nghiệm để đưa vào đồng ruộng Lộc Hà.

Cùng với tăng diện tích vụ hè thu thì sản xuất lúa vụ xuân cũng có sự chuyển dịch tích cực. Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà thông tin thêm: “Ngoài sử dụng các loại giống mới thì vụ xuân ở Lộc Hà đã thực hiện dịch chuyển theo hướng tăng trà xuân muộn, giảm trà xuân trung và cơ bản bỏ hẳn trà xuân sớm nên hiệu quả sản xuất cao hơn trước. Hiện nay, tỷ lệ lúa trà xuân muộn chiếm 89% diện tích, trà xuân trung chỉ còn lại ở những vùng sâu trũng với khoảng 9% diện tích, còn rất ít trà xuân sớm”.

Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp chị Phạm Thị Hoa (xã Mai Phụ) thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng/vụ.

Các loại rau màu trên đồng ruộng Lộc Hà cũng tăng cả về diện tích lẫn năng suất, sản lượng. Chỉ tính riêng trong vụ xuân vừa qua, 106 ha ngô đã cho sản lượng 283 tấn, 280 ha khoai lang cho sản lượng 2.121 tấn, 1.067 ha lạc cho sản lượng 3.212 tấn, 533 ha rau các loại cho sản lượng 3.944 tấn…

Đặc biệt, trên các vùng đất màu ở Lộc Hà đang ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, ứng dụng công nghệ cao để trồng các loại dưa, rau và hoa trong nhà màng (5 nhà), tạo điểm nhấn quan trọng trong sản xuất rau màu nơi đây.

Chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học

Vừa bán hơn chục tấn gà thương phẩm, ông Nguyễn Đình Hiến - chủ trại gà lớn nhất huyện Lộc Hà phấn khởi: “Cách đây 5 năm, HTX Chăn nuôi Tài Lực chúng tôi xây dựng chuồng trại và liên kết với Công ty Cổ phần Golden City (Nghệ An) để chăn nuôi gà thương phẩm ở xã Bình An. Nhờ chăn nuôi theo hình thức hiện đại, khoa học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, chất lượng sản phẩm tốt, đầu ra ổn định nên trang trại của chúng tôi ngày càng lớn mạnh và hiện đang nuôi 40.000 con/lứa, cho lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng/năm”.

Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

HTX Chăn nuôi Tài Lực với trang trại nuôi gà quy mô 40.000 con/lứa.

Không chỉ có “đầu tàu” là ông Hiến mà hiện nay, trên địa bàn Lộc Hà đang có 18 mô hình chăn nuôi gia cầm từ 500 - 2.000 con, 7 mô hình nuôi với quy mô trên 2.000 con và hàng ngàn nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

Thực hiện tái cơ cấu, đàn gia cầm của huyện Lộc Hà đã có sự tăng trưởng đột phá với tổng đàn đạt 387 ngàn con (tăng 61% so với cách đây 6 năm), sản lượng thịt xuất chuồng đạt 1.419 tấn (tăng 147%), sản lượng trứng 10.915 nghìn quả (tăng 31% so).

Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

Mô hình nuôi nhốt bò 3B cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng của anh Nguyễn Văn Chiến (xã Thạch Mỹ).

Ngoài tăng đàn lên gấp đôi so với 6 năm trước, nuôi lợn tập trung theo hướng hàng hóa, sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt hơn 1.000 tấn/năm thì quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đã giúp Lộc Hà duy trì ổn định đàn trâu bò hơn 10.000 con.

Điều đáng mừng nhất là giá trị đàn trâu bò được cải thiện rõ nét với tỷ lệ bò lai Zêbu hiện đạt khoảng 60% (tăng 13 % so với trước tái cơ cấu) và sản lượng thịt xuất chuồng năm nay ước đạt 727 tấn (tăng 30% so với trước tái cơ cấu).

Thay đổi tư duy, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà

Cán bộ thú y tiêm phòng tụ huyết trùng và dịch tả để bảo vệ đàn lợn (ảnh T.L)

Ông Phan Văn Thanh - Giám đốc Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà cho biết: “Những năm gần đây, ngoài phát triển về số lượng thì chất lượng đàn vật vật nuôi trên địa bàn đã được nâng lên rõ rệt. Người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư vốn, được hỗ trợ về KHKT, đưa các loại giống lai, giống mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế. Từ hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ đã chuyển sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường, nuôi theo hướng an toàn sinh học”.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2021 đã giúp Lộc Hà tăng giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt đạt 351 tỷ đồng (đạt 112,3 kế hoạch) và giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi đạt 332 tỷ đồng (đạt 113% kế hoạch). Cơ cấu cây, con, mùa vụ chuyển biến tích cực, hình thức và tư duy sản xuất của người nông dân đã thay đổi, hiệu quả được nâng lên. Đây được xem là cơ sở để Lộc Hà tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, thực hiện tốt hơn công cuộc tái cơ cấu sản xuất ngành.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn An

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.