Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

(Baohatinh.vn) - Cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, kinh nghiệm chăn nuôi của người dân, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cũng đang có chính sách, kế hoạch để tăng tổng đàn gia cầm từ 290 nghìn con như hiện nay lên 415 nghìn con vào năm 2025.

Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

Cứ vào chiều muộn, đàn vịt đẻ 500 con của anh Nguyễn Đức Thích (xã Ích Hậu) lại được cho ăn bổ sung để tăng tỷ lệ đẻ trứng.

Với 10 ha đất lúa gia đình được nhận đấu thầu và vùng đất trồng lúa khoảng 250 ha ở xung quanh (vùng giáp ranh giữa xã Ích Hậu - Lộc Hà và xã Tùng Lộc - Can Lộc), anh Nguyễn Đức Thích ở thôn Lương Trung (xã Ích Hậu) hiện đang nuôi 3.000 con vịt thịt chạy đồng (chăn thả tự do, tự kiếm ăn trên các cánh đồng sau mùa gặt) hơn 1 tháng tuổi và đàn vịt đẻ 500 con.

Từ sớm tinh sương đến chiều muộn, đàn vịt hàng nghìn con này được thả chạy khắp cánh đồng đã gặt để ăn côn trùng, ếch nhái, tôm cá, lúa rơi vãi... nhằm tiết kiệm thức ăn, giảm chi phí chăn nuôi.

Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

Những đàn vịt thịt đông đúc nuôi theo hình thức chạy đồng (thả cho ăn tự do trên các cánh đồng sau gặt) ở Ích Hậu.

Anh Nguyễn Đức Thích chia sẻ: “Với lợi thế địa hình, mặt bằng, mỗi năm gia đình tôi nuôi khoảng 5 – 6 lứa vịt thịt và duy trì 500 – 600 con vịt đẻ. Từ đàn vịt đẻ, mỗi đêm chúng tôi thu được khoảng 400 trứng, với mức giá 3 nghìn đồng/trứng, trừ chi phí thì lãi khoảng 300 nghìn đồng/ngày.

Đối với đàn vịt thịt, sau 43 - 47 ngày nuôi sẽ xuất bán với giá 75 – 80 nghìn đồng/con (trọng lượng 1,9 – 2,2 kg/con), lãi từ 10 – 12 nghìn/con, cho lợi nhuận khoảng 35 triệu đồng/lứa; riêng những lứa nuôi vào thời điểm sau các vụ gặt lãi cao hơn vì không phải cho thức ăn bổ sung nhiều”.

Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

Người chăn nuôi Lộc Hà nói chung và Ích Hậu nói riêng đã quan tâm hơn đến công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm.

Phó Chủ tịch UBND xã Ích Hậu Bùi Trọng Đỉnh cho hay: “Địa phương chúng tôi có nhiều cánh đồng lúa rộng lớn, chân ruộng thường xuyên có nước, bà con lại có kinh nghiệm chăn nuôi và yêu lao động nên tổng đàn vịt, ngan, ngổng được duy trì khoảng 17 nghìn con.

Ngoài các hộ tận dụng nông sản dư thừa và ao hồ gần nhà nuôi nhỏ lẻ từ 10 – 20 con/hộ để lấy trứng và thịt phục vụ thức ăn hàng ngày thì có 5 hộ nuôi quy mô từ 1.000 – 4.000 con/lứa để làm giàu, cải thiện sinh kế. Từ chăn nuôi gia cầm đã giúp nhiều người dân trên địa bàn cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

Mỗi đêm gia đình chị Nguyễn Thị Phương (xã Tân Lộc) thu về từ 800 - 900 quả trứng vịt, xuất bán ra khắp vùng.

Gây dựng cơ nghiệp ở vùng đồng thấp trũng của thôn Tân Trung (xã Tân Lộc), nhiều năm nay gia đình chị Nguyễn Thị Phương đã lấy chăn nuôi vịt làm chủ đạo trong phát triển kinh tế gia trại. Với lợi thế 2 ha đất mặt nước của gia đình và vùng đồng trũng rộng lớn của thôn, gia đình chị Phương đã nuôi 1.000 con vịt đẻ và 3.000 – 5.000 con vịt thịt/lứa.

Ngoài ra, chị Phương còn mua sắm thêm lò ấp để ươm giống phục vụ cho gia đình, bán giống cho người dân lân cận và ấp bán trứng vịt lộn cho các cơ sở ăn uống... Từ chăn nuôi vịt mỗi năm gia đình chị Phương có mức doanh thu khoảng 1,7 tỷ đồng (cả gia trại doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng/năm), lợi nhuận từ vịt đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

Nhiều hộ dân kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gà thả rông quy mô khoảng 100 con/lứa (ảnh chụp tại xã Thạch Mỹ).

Ngoài việc tận dụng đất mặt nước để nuôi vịt, ngan, ngỗng thì thời gian gần đây người dân Lộc Hà đã phát huy lợi thế vườn đồi, các vùng đất cát, các khu vườn mẫu có diện tích rộng để nuôi gà.

Bên cạnh hình thức nuôi tự phát, nhỏ lẻ (10 – 40 con gà/lứa/hộ), gia trại (từ 100 – 400 con gà/lứa/hộ) thì trên địa bàn hiện có 25 mô hình nuôi quy mô từ 500 – 2.000 con gà/lứa; cá biệt, có mô hình của HTX Chăn nuôi Tài Lực (xã Bình An) và của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Tĩnh (Hồng Lộc) với quy mô 40 nghìn con gà/lứa/mô hình...

Cùng với chú trọng mở rộng quy mô, tăng đàn thì thời gian gần đây người chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng ở Lộc Hà cũng đã chú trọng nuôi theo hình thức hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất, tìm kiếm đầu ra, nâng cao chất lượng thịt và trứng. Trong quá trình chăn nuôi đã có ý thức bảo vệ dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững.

Phát huy lợi thế, Lộc Hà hướng tới mục tiêu tăng đàn gia cầm lên 415 nghìn con

Công nhân HTX Chăn nuôi Tài Lực (xã Bình An) vận chuyển thức ăn cho gà ăn.

Hiện nay, tổng đàn gia cầm của huyện Lộc Hà luôn được duy trì khoảng 290 nghìn con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 954 tấn/năm (chiếm gần 35% thịt chăn nuôi), sản lượng trứng 6.470 nghìn quả/năm. Ngoài duy trì tăng trưởng tổng đàn (khoảng 6% năm) thì giá trị sản xuất của chăn nuôi gia cầm ở Lộc Hà hiện chiếm khoảng gần 10% giá trị ngành chăn nuôi trên địa bàn, tương đương với khoảng 33 tỷ đồng/năm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Văn An thông tin: Chúng tôi vừa xây dựng đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lộc Hà giai đoạn 2022 – 2025 và đã được HĐND huyện phê chuẩn. Đề án này cũng có các biện pháp, giải pháp để phát triển chăn nuôi gia cầm và phấn đấu đạt tổng đàn ở mức 415 nghìn con vào năm 2025.

Hoạt động chăn nuôi gia cầm sẽ được thực hiện theo hướng tăng số lượng chăn nuôi gà thịt công nghiệp liên kết với doanh nghiệp; phát triển các trang trại chăn nuôi vịt thịt, vịt trứng bán công nghiệp kết hợp với nuôi thả có kiểm soát tại các vùng có lợi thế về nguồn nước ở Ích Hậu, Phù Lưu, Tân Lộc, Thạch Mỹ…; khuyến khích phát triển gia trại chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi, hình thành vùng chăn nuôi gà ở vùng đồi, vùng cát ven biển ở Thịnh Lộc, Hồng Lộc, Bình An…

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.