Theo đề xuất của Chính phủ Nhật Bản, các vận động viên tham gia Olympic Tokyo 2020 sẽ phải xét nghiệm COVID-19 ít nhất 5 lần, đồng thời phải nộp bản cam kết và kế hoạch hoạt động tại Nhật Bản.
Biểu tượng Olympic Tokyo 2020 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/9, Chính phủ Nhật Bản đã công bố phương án quản lý xuất nhập cảnh, cho phép các vận động viên nước ngoài nhập cảnh nước này để tham gia Olympic và Paralympic Tokyo 2020, được lùi đến mùa Hè năm 2021 do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo đề xuất của Chính phủ Nhật Bản, các vận động viên sẽ phải xét nghiệm COVID-19 ít nhất 5 lần, đồng thời phải nộp bản cam kết và kế hoạch hoạt động tại Nhật Bản.
Quyết định cuối cùng về việc này, trong đó bao gồm các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm, sẽ được đưa ra thảo luận và thông qua trong Hội nghị điều phối của chính phủ nước này thời gian tới.
Các vận động viên phải cung cấp giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, sau đó sẽ tiếp tục được xét nghiệm khi nhập cảnh tại sân bay, khu tập luyện, làng vận động viên và trước khi thi đấu.
Ngoài ra, các vận động viên cũng sẽ được xét nghiệm định kỳ theo thời gian lưu trú tại Nhật Bản.
Quy định xét nghiệm cũng sẽ được áp dụng đối với những cá nhân có tiếp xúc với vận động viên và ban tổ chức đại hội thể thao.
Các vận động viên Nhật Bản cư trú trong nước cũng phải xét nghiệm tối thiểu 3 lần. Chính quyền các địa phương nơi có các làng vận động viên và địa điểm thi đấu sẽ chịu trách nhiệm tiến hành xét nghiệm.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin để Ban tổ chức đại hội có thể nhanh chóng nắm bắt được kết quả xét nghiệm của các vận động viên.
Sau khi nhập cảnh Nhật Bản, các vận động viên được cho phép hoạt động trong khoảng thời gian 14 ngày cách ly, do đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ yêu cầu các vận động viên nộp bản cam kết và kế hoạch hành động ghi rõ địa điểm cư trú, phương tiện di chuyển... trong thời gian này.
Ban tổ chức sẽ bố trí bộ phận quản lý đoàn vận động viên từng quốc gia và sẽ xem xét các biện pháp xử lý vi phạm nhằm tăng hiệu quả quản lý.
7 năm gắn bó với đua thuyền, vận động viên Lê Thị Phương (SN 2003, xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) đã mang về gần 40 huy chương, trở thành trụ cột đội đua thuyền tỉnh nhà và đội tuyển quốc gia.
Những năm qua, CLB Thành Sen (TP Hà Tĩnh) trở thành nơi truyền lửa đam mê cầu lông cho nhiều thế hệ trẻ, góp sức xây dựng phong trào cầu lông của tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Đại hội Điền kinh - Thể thao học sinh phổ thông Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao sức khỏe, thể chất cho các em học sinh, góp phần phát triển giáo dục toàn diện.
Hơn 10 ngàn ghế ngồi đang được lắp bổ sung trên khán đài A, B và lắp cho 2 khán đài C, D của SVĐ Hà Tĩnh từ ngày 19/12, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/12.
Với quy mô hơn 1.100 VĐV, Hà Tĩnh Half Marathon 2024 không chỉ là một sân chơi thể thao bổ ích, mà còn là một cơ hội quảng bá hình ảnh về con người, văn hóa, du lịch và phát triển kinh tế của TP Hà Tĩnh.
Giải chạy Hà Tĩnh Half Marathon 2024 đã trở thành lễ hội thể thao đầy hứng khởi, gắn kết cộng đồng, khuyến khích lối sống lành mạnh và tinh thần vượt qua giới hạn bản thân.
Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, giải thi đấu thể thao của Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã thành công tốt đẹp, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị rèn luyện sức khỏe, thắt chặt mối đoàn kết.
Tham gia giải đấu thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) có gần 500 vận động viên đến từ các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan bộ chỉ huy và các đơn vị trực thuộc.
Trong 2 ngày 7 và 8/12, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh tổ chức thành công giải Pickleball chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Sau gần 1 năm du nhập, Pickleball dần trở thành môn thể thao “đại trà” tại Hà Tĩnh, việc tập luyện, thi đấu môn thể thao mới này đã được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp.
Những người yêu mến bóng chuyền Hà Tĩnh đều tin tưởng và kỳ vọng Trần Đức Hạnh và đồng đội sẽ sớm quên đi thất bại, tập trung luyện tập để có màn trở lại mạnh mẽ hơn.
Kết thúc giải vô địch quốc gia năm 2024, dù rất nỗ lực nhưng việc gặp quá nhiều khó khăn đã khiến bóng chuyền Hà Tĩnh xếp ở vị trí thứ 8, qua đó xuống giải hạng A.
Giải bóng đá, bóng chuyền ở huyện Can Lộc và Đức Thọ (Hà Tĩnh) nhằm tạo sân chơi lành mạnh, góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở địa phương, đơn vị.
Ở vòng trụ hạng, bóng chuyền Hà Tĩnh gặp rất nhiều bất lợi. Để giành được tấm vé ở lại giải đấu cao nhất của bóng chuyền Việt Nam, Trần Đức Hạnh và đồng đội cần hết sức nỗ lực và thực sự bản lĩnh hơn.
Mỗi hộp Sữa hạt Cao Đạm Vinamilk chứa 12g đạm chủ yếu từ đậu Hà Lan, tương đương lượng đạm trong khoảng 50g ức gà, cũng là sản phẩm có tỉ lệ đạm thực vật (không đậu nành) cao nhất trong ngành sữa thực vật tại Việt Nam, nay có mặt trong 11.000 bộ race-kit của các VĐV VnExpress Marathon Hà Nội.
Thất bại trước Thể Công Tân Cảng khiến Hà Tĩnh đứng ở vị trí thứ 8, qua đó phải thi đấu ở vòng trụ hạng để tìm kiếm cơ hội ở lại giải đấu cao nhất của bóng chuyền Việt Nam.
Trở lại thi đấu trong màu áo Long An, Lê Văn Thành (SN 1995, quê xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn cho thấy giá trị và đẳng cấp của mình với những pha ghi điểm ấn tượng.
Kết thúc ngày thi đấu thứ 3 giai đoạn 2 Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2024, thứ hạng các đội có nhiều thay đổi, Hà Tĩnh nguy cơ rất lớn phải thi đấu vòng trụ hạng.
Năm 2024, điền kinh Hà Tĩnh gặt hái được nhiều huy chương tại các giải đấu. Ngoài sự tỏa sáng của những trụ cột còn có nhiều vận động viên trẻ, hứa hẹn là lứa kế cận đầy triển vọng.