Patriot có thực sự là tổ hợp phòng thủ tên lửa hiệu quả?

Có giá thành lên tới hơn 1 tỷ USD cho mỗi tổ hợp, mỗi tên lửa đánh chặn khoảng gần 5 triệu USD, thế nhưng hiệu quả thực tế của tổ hợp tên lửa phòng không - phòng thủ tên lửa PAC Patriot của Mỹ vẫn là dấu hỏi lớn với những màn thể hiện không mấy ấn tượng trong thực chiến.

Tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa đắt giá

Thực tế, Patriot là sản phẩm từ thời Chiến tranh Lạnh do Tập đoàn Raytheon của Mỹ phát triển với mục tiêu tạo ra vũ khí phòng không đa dụng và là đối trọng với họ tên lửa phòng không S-300 của Liên Xô và Nga.

Với sự lớn mạnh và mở rộng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ), tổ hợp tên lửa Patriot đã nhanh chóng trở thành một trong những vũ khí phòng không phổ biến của khối quân sự này và các quốc gia đồng minh. Nó đã trải qua nhiều lần nâng cấp lớn với những biến thể phổ biến như PAC-2 và PAC-3, trong đó biến thể PAC-3 nổi tiếng với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của đối phương. Patriot hiện là một thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (BMD) của Mỹ.

Patriot có thực sự là tổ hợp phòng thủ tên lửa hiệu quả?

Patriot hiện là hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa hàng đầu của Mỹ và phương Tây

Khác xa so với các tổ hợp tên lửa phòng không truyền thống, trong nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, Patriot sử dụng nguyên tắc va chạm động năng thay vì nổ phá mảnh định hướng để phá hủy đầu đạn của đối phương. Đây là phương thức đánh chặn lợi dụng động năng mạnh mẽ của đầu đạn tên lửa để phá hủy tên lửa đạn đạo tấn công của đối phương ở pha tiếp cận.

Tuy nhiên, phương thức này không phải không có nhược điểm. Để đánh chặn thành công, tổ hợp Patriot cần phát hiện sớm các vụ phóng. Tên lửa tấn công của đối phương sẽ được hệ thống radar giám sát theo dõi chặt, tính toán quỹ đạo bay của đầu đạn và lựa chọn “thời điểm vàng” để phóng đạn tên lửa đánh chặn.

Thông thường, khi tên lửa đối phương bay trong khí quyển, ma sát với không khí khiến lớp vỏ ngoài có nhiệt độ rất cao và bộc lộ tín hiệu nhiệt, hồng ngoại mạnh mẽ. Chính vì thế các đạn tên lửa đánh chặn của tổ hợp Patriot được trang bị hệ thống cảm biến nhiệt cực nhạy để bám bắt và tấn công chính xác mục tiêu.

Vì những công nghệ phức tạp được trang bị nên các tổ hợp Patriot và đạn đánh chặn có giá rất đắt đỏ và thường được cung cấp theo các hợp đồng riêng biệt để giảm giá thành hợp đồng.

Patriot có thực sự là tổ hợp phòng thủ tên lửa hiệu quả?

Chính vì sự phức tạp nên giá thành của mỗi tổ hợp tên lửa Patriot thường rất đắt đỏ

Những chiến lệ đáng thất vọng

Dù có mức giá thành đắt đỏ và được quảng cáo là một trong những tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa hiện đại nhất thế giới, nhưng trong thực tế chiến đấu, Patriot lại không thể hiện ấn tượng như quảng cáo.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, các tổ hợp Patriot của Israel, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông đã mất dấu các đầu đạn tên lửa Scud của Iraq phóng tới. Nguyên nhân sau đó được chỉ ra là do đầu đạn tên lửa Iraq nguội đi quá nhanh trong khí quyển khiến hệ thống sục sạo quang - hồng ngoại của Patriot mất dấu mục tiêu. Sau vụ việc này, Israel đã tập trung vào phát triển tổ hợp tên lửa đánh chặn tên lửa nội địa Arrow, thay vì trang bị thêm “người yêu nước” từ Mỹ.

Cũng trong khoảng thời gian này, vào ngày 25-2-1991, các tổ hợp tên lửa Patriot đã thất bại trong việc bảo vệ căn cứ Dharan (Saudi Arabia) trước các đòn tấn công tên lửa từ Iraq. Hậu quả của vụ việc khiến 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ đánh chặn thất bại được xác định là do tổ hợp Patriot dù đã phát hiện và khóa mục tiêu, nhưng do những sai số của hệ thống định vị đã khiến tên lửa đánh chặn bay lệch mục tiêu tới hơn 600m.

Một chiến lệ đáng chú ý khác là việc các tổ hợp Patriot PAC-3 phiên bản hiện đại nhất của Saudi Arabia năm 2017 đã không thể ngăn chặn được các tên lửa đạn đạo Burqan-2 (biến thể của tên lửa Scud) do lực lượng Houthis và Vệ binh cộng hòa Yemen tấn công sân bay quốc tế tại Thủ đô Al-Riyadh.

Patriot có thực sự là tổ hợp phòng thủ tên lửa hiệu quả?

Khác xa với những lời quảng cáo, tổ hợp Patriot đã có nhiều chiến lệ đáng thất vọng và bị nghi ngờ về khả năng chiến đấu.

Điều tra sau vụ việc cho thấy, Patriot thực tế đã được kích hoạt khả năng đánh chặn, nhưng tên lửa phóng đi lại chỉ đánh trúng một mảnh vỡ của tên lửa Burqan-2. Cụ thể, đó là phần động cơ của tên lửa sau khi tách tầng. Đây vốn là phần phát nhiệt mạnh mẽ nhất và có thể đã khiến cảm biến quang-ảnh nhiệt trên tên lửa đánh chặn nhầm lẫn. Cùng với đó, những hình ảnh về đạn tên lửa đánh chặn PAC-3 khi vừa rời bệ phóng đã cắm đầu xuống đất nổ tung khiến danh tiếng của dòng vũ khí phòng thủ tên lửa của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bình luận về sự thất bại của Patriot tại Saudi Arabia, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thời điểm đó đã phải thừa nhận, vũ khí phòng thủ không phải lúc nào cũng có hiệu quả đánh chặn như mong muốn.

Khi vũ khí siêu vượt âm xuất hiện và sự phổ biến của các thiết bị bay không người lái tấn công tự sát rẻ tiền, năng lực chiến đấu của tổ hợp Patriot một lần nữa đã bị nghi ngờ. Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, trong cuộc chiến phi đối xứng, một vũ khí siêu vượt âm có giá vài triệu USD hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa truyền thống có giá thành đắt gấp nhiều lần.

Theo QĐND

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.