Phát hiện cánh đồng núi lửa băng trên sao Diêm Vương

Khám phá mới về những ngọn núi lửa băng khổng lồ tiết lộ bên trong sao Diêm Vương nóng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Trong khi núi lửa thông thường giải phóng dung nham nóng chảy, núi lửa băng phun ra một hỗn hợp đặc sệt bao gồm nước, băng, amonia và methane, được gọi chung mà magma băng. Chúng thường được tìm thấy trên các thiên thể lạnh giá trong hệ Mặt Trời.

Bằng cách phân tích hình ảnh chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons của NASA, các nhà thiên văn học từ Viện nghiên cứu Tây Nam Colorado (SWCRC) hôm 29/3 cho biết đã phát hiện một cánh đồng gập ghềnh với những ngọn núi lửa băng khổng lồ hoạt động tương đối gần đây trên sao Diêm Vương.

Phát hiện cánh đồng núi lửa băng trên sao Diêm Vương

Cánh đồng núi lửa băng mới được phát hiện trên sao Diêm Vương. Ảnh: NASA/SWCRC

“Khu vực này không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trong hệ Mặt Trời”, tác giả chính của nghiên cứu Kelsi Singer nhấn mạnh. “Nó có kết cấu địa hình nhấp nhô độc đáo với những ngọn núi lửa băng rất lớn.”Rất khó xác định chính xác thời điểm các núi lửa băng được hình thành nhưng chúng tôi tin rằng chúng có thể chỉ mới vài trăm triệu năm tuổi, hoặc thậm chí trẻ hơn".

Cánh đồng nằm về phía tây nam của tảng băng Sputnik Planitia. Nó chứa đầy các mái vòm núi lửa băng, trong đó lớn nhất là Piccard Mons và Wright Mons. Wright Mons cao khoảng 4 - 5 km và kéo dài 150 km, trong khi Piccard Mons cao tới 7 km và rộng 225 km. Để so sánh, Wright Mons được cho là có khối lượng tương tự núi lửa Mauna Loa ở Hawaii, ngọn núi lửa lớn nhất trên Trái Đất.

Không giống như phần lớn bề mặt sao Diêm Vương, khu vực này hoàn toàn không có hố va chạm, vì vậy có khả năng các núi lửa băng đã hoạt động tương đối gần đây, thậm chí là vẫn đang trong quá trình hình thành.

Chuyên gia về núi lửa băng Lynnae Quick tại Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA cho biết phát hiện mới có ý nghĩa “cực kỳ quan trọng”.

“Nó cho thấy rằng sao Diêm Vương - lẽ ra đã mất nhiệt bên trong từ lâu - có thể giữ đủ năng lượng để tạo điện kiện cho hoạt động địa chất diễn ra khá muộn trong lịch sử. Điều này khiến chúng ta phải đánh giá lại về khả năng duy trì nước lỏng trên các thiên thể băng giá nhỏ bé cách xa Mặt Trời”, Lynnae nói với AFP .

Sao Diêm Vương từng có một đại dương lỏng dưới bề mặt và việc tìm thấy những núi lửa băng này gợi ý rằng đại dương ngầm có thể vẫn còn tồn tại với nước lỏng nằm gần bề mặt. Kết hợp với giả thuyết rằng sao Diêm Vương có bên trong ấm hơn so với suy nghĩ trước đây, phát hiện này đặt ra những câu hỏi hấp dẫn về khả năng hỗ trợ sự sống của hành tinh lùn.

“Vẫn còn rất nhiều thách thức đối với bất kỳ sinh vật nào cố gắng tồn tại trên sao Diêm Vương”, Singer nói thêm. “Chúng vẫn cần một số nguồn dinh dưỡng ổn định. Nếu núi lửa băng hoạt động không liên tục, nhiệt và nước sẵn có sẽ thay đổi, điều đó đôi khi cũng gây khó khăn cho các sinh vật”.

Việc điều tra bề mặt hấp dẫn của sao Diêm Vương đòi hỏi phải gửi một tàu quỹ đạo tiên tiến hơn đến thế giới xa xôi này. Nhóm nghiên cứu hy vọng trong tương lai, họ có thể sử dụng radar xuyên băng để quét sao Diêm Vương, cho phép nhìn thấy hệ thống dẫn nước của núi lửa băng trông như thế nào.

Theo Đoàn Dương/VnExpress (AFP/CNN)

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.