Phát hiện hố đen “vô hình” ở gần dải Ngân Hà

Các nhà khoa học phát hiện hố đen trong hệ nhị phân VFTS 243 cách Trái Đất 160.000 năm ánh sáng quay quanh một ngôi sao khổng lồ lớn gấp 25 lần Mặt Trời.

Phát hiện hố đen “vô hình” ở gần dải Ngân Hà

Mô phỏng hệ sao nhị phân VFTS 243 gồm hố đen khối lượng sao và ngôi sao xanh khổng lồ. Ảnh: ESO

Một nhóm chuyên gia quốc tế phát hiện hố đen khối lượng sao im lìm trong Đám mây Magellan Lớn, thiên hà ở cạnh dải Ngân Hà. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Tomer Shenar, nghiên cứu sinh ở Đại học Amsterdam, Hà Lan, nhận thấy ngôi sao dẫn tới sự ra đời của hố đen biến mất mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của vụ nổ mạnh. Các chuyên gia cho biết đây là hố đen khối lượng sao im lìm đầu tiên được phát hiện bên ngoài dải Ngân Hà. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 18/7 trên tạp chí Nature Astronomy.

Hố đen khối lượng sao hình thành khi những ngôi sao khổng lồ tiến tới cuối vòng đời và sụp đổ dưới trọng lực của chính chúng. Trong hệ nhị phân bao gồm hai ngôi sao quay tròn quanh nhau, quá trình này tạo ra một hố đen và ngôi sao đồng hành. Hố đen “im lìm” nếu không phát ra lượng bức xạ tia X cao như thông thường.

Phát hiện trên là kết quả từ 6 năm quan sát qua Kính viễn vọng rất lớn (VLT) của Đài quan sát miền nam châu Âu (ESO). Hố đen mới có khối lượng ít nhất lớn gấp 9 lần Mặt Trời và nằm trong hệ nhị phân VFTS 243 cùng với ngôi sao xanh nóng nặng gấp 25 lần Mặt Trời. Hố đen im lìm đặc biệt khó phát hiện do chúng không tương tác nhiều với môi trường xung quanh.

Để tìm ra VFTS 243, nhóm nghiên cứu kiểm tra gần 1.000 ngôi sao lớn trong khu vực tinh vân Tarantula Nebula thuộc Đám mây Magellan Lớn, tìm kiếm các ngôi sao có thể có hố đen đồng hành. Phát hiện cho phép Shenar và cộng sự hiểu hơn về quá trình kèm theo sự hình thành của hố đen. Giới thiên văn học cho rằng hố đen khối lượng sao hình thành khi lõi của một ngôi sao lớn sụp đổ, nhưng không rõ liệu sự kiện có đi kèm vụ nổ siêu tân tinh cực mạnh hay không. Ngôi sao tạo nên hố đen ở VFTS 243 dường như sụp đổ hoàn toàn mà không có dấu hiệu của vụ nổ trước đó.

Hố đen trong hệ VFTS 243 được phát hiện nhờ thiết bị Fiber Large Array Multi Element Spectrograph (FLAMES) trên kính VLT của ESO. FLAMES giúp các nhà thiên văn học quan sát hơn 100 vật thể mỗi lần, tiết kiệm đáng kể thời gian so với nghiên cứu từng vật thể. Nhóm nghiên cứu hy vọng công trình của họ sẽ mở đường cho việc phát hiện thêm nhiều hố đen khối lượng sao khác quay quanh ngôi sao lớn. Hàng nghìn hố đen như vậy được cho là tồn tại trong dải Ngân Hà và Đám mây Magellan.

Theo An Khang/VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.