Phát hiện hợp chất quý hiếm trong kiệt tác nổi tiếng “Mona Lisa”

Các nhà khoa học phát hiện danh họa Leonardo da Vinci đã sử dụng hợp chất plumbonacrite trong kiệt tác nổi tiếng "Mona Lisa", đây là chất được các nhà sản xuất ôtô sử dụng làm chất bảo quản màu.

Phát hiện hợp chất quý hiếm trong kiệt tác nổi tiếng Mona Lisa

Kiệt tác “Mona Lisa” được trưng bày tại Bảo tàng Louvre , Pháp. (Nguồn: AP)

Theo phân tích mới với sự hỗ trợ của tia X quang mà các nhà hóa học ở Anh và Pháp đã tiến hành, danh họa Leonardo da Vinci đã sử dụng một hợp chất màu vàng mật ong cho thử nghiệm mới khi đó của ông để tạo lớp phủ cho bức họa “Mona Lisa” nổi tiếng thế giới.

Nội dung nghiên cứu này đã được công bố ngày 11/10 trên tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là “nhiễu xạ tia X synchrotron” để nghiên cứu cấu trúc phân tử của một đốm nhỏ trong tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Da Vinci.

Những gì họ tìm thấy là một dấu hiệu hóa học riêng biệt dưới bề mặt. Đây dường như là một loại hợp chất mới mà ông đã sử dụng cho bức họa "Mona Lisa."

Theo nhóm nghiên cứu, đó là một loại sơn dầu nền mà Leonardo da Vinci đã chế tạo bằng bột oxit chì màu cam và có thể là dầu hạt lanh hoặc quả óc chó.

Cải tiến này, hiện được gọi là “plumbonacrite”, sau này được các danh họa Hà Lan áp dụng vào thế kỷ 17 và được các nhà sản xuất ôtô sử dụng làm chất bảo quản màu ngày nay, để giữ cho những chiếc xe thể thao màu đỏ và cam trông luôn sáng.

Hợp chất quý hiếm plumbonacrite được phát hiện trên lớp đầu tiên trong kiệt tác của Leonardo da Vinci, ngay phía trên lớp gỗ cây dương.

Theo nhà nghiên cứu Gonzalez, phát hiện này lần đầu tiên đã xác nhận điều mà các nhà sử học nghệ thuật từ lâu chỉ đưa ra giả thuyết rằng Leonardo da Vinci rất có thể đã sử dụng bột oxit chì để làm dày và giúp làm khô lớp sơn dầu khi ông bắt đầu vẽ bức chân dung.

Ông Gonzalez nói: "Plumbonacrite thực sự là dấu ấn trong công thức của danh họa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự có thể xác nhận nó về mặt hóa học."

Plumbonacrite là sản phẩm phụ của oxit chì, cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định chắc chắn hơn rằng danh họa có thể đã sử dụng bột này trong công thức sử dụng màu vẽ của mình.

Tuy nhiên, hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường mảnh sơn dầu từ lớp nền của “Mona Lisa” mà ông Gonzalez đã phân tích, do có đường kính không lớn hơn đường kính của một sợi tóc người. Vì vậy, các nhà khoa học đã quan sát cấu trúc nguyên tử của nó bằng cách sử dụng tia X trong synchrotron - một cỗ máy lớn giúp tăng tốc các hạt lên gần bằng tốc độ ánh sáng.

Nhà nghiên cứu hóa học Victor Gonzalez - tác giả chính của nghiên cứu nói trên, cho biết: "Leonardo da Vinci là người thích thử nghiệm. Mỗi bức tranh của ông đều có kỹ thuật hoàn toàn khác nhau."

Mặc dù không tham gia vào nghiên cứu nhưng chuyên gia Carmen Bambach - người phụ trách tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, cho rằng nghiên cứu này là "rất thú vị."

Theo bà Bambach, bất kỳ hiểu biết mới nào đã được khoa học chứng minh về kỹ thuật vẽ tranh của Leonardo đều là "tin tức cực kỳ quan trọng đối với thế giới nghệ thuật và xã hội toàn cầu rộng lớn của chúng ta."

Các nhà khoa học và nhà sử học nghệ thuật lập luận rằng bức chân dung đột phá về người phụ nữ có nụ cười bí ẩn của da Vinci vẫn còn nhiều bí mật cần được giải mã.

Ước tính khoảng 7,5 triệu lượt du khách đổ về thủ đô Paris (Pháp) để tham quan Bảo tàng Louvre mỗi năm, nghĩa là có khoảng 30.000 người mỗi ngày đến chiêm ngưỡng kiệt tác “Mona Lisa”.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…