Các trung tâm văn hóa – truyền thông khu vực sẵn sàng vận hành theo mô hình mới

(Baohatinh.vn) - Việc Hà Tĩnh chuyển đổi 12 trung tâm văn hóa – truyền thông (VH-TT) cấp huyện thành mô hình trung tâm khu vực cụm xã là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Thực hiện Kết luận số 219-KL/TU ngày 15/6/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã phối hợp với các địa phương tổ chức bàn giao, tiếp nhận 12 trung tâm VH-TT cấp huyện (gồm TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TX Kỳ Anh và 9 huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Vũ Quang, Đức Thọ, Kỳ Anh) và hai đơn vị trực thuộc khác là Ban Quản lý Khu du lịch Thiên Cầm và Ban Quản lý Dịch vụ công ích, các điểm du lịch huyện Nghi Xuân.

Trên cơ sở đó, Sở VH-TT&DL đã trình đề xuất đổi tên các trung tâm theo mô hình mới, như: Trung tâm VH-TT khu vực Thành Sen (TP Hà Tĩnh), khu vực Bắc Kỳ Anh, khu vực Nghi Xuân…

b2.jpg
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL tiếp nhận bàn giao Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Hương Khê.

Các trung tâm VH-TT cấp huyện đang chủ động chuyển mình, từng bước chuẩn bị cho mô hình tổ chức theo cụm xã. Ông Nguyễn Long Thiên – Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Nghi Xuân chia sẻ: “Việc vận hành mô hình mới sẽ giúp tránh tình trạng phân tán khi mỗi xã một trung tâm, đồng thời tập trung được nguồn lực, chuyên môn để tổ chức hoạt động văn hóa – truyền thông chất lượng hơn. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và đang xây dựng phương án hoạt động theo chỉ đạo của sở”.

bqbht_br_b1.jpg
Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân dự kiến sẽ trở thành Trung tâm Văn hóa - Truyền thông khu vực Nghi Xuân.

Là đơn vị đạt được nhiều kết quả trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản địa phương như ví giặm, ca trù, các hội thi tuyên truyền, việc hoạt động theo cụm xã sẽ giúp Trung tâm VH-TT khu vực Nghi Xuân phát huy vai trò chuyên môn sâu hơn trong thời gian tới.

“Các hội thi tuyên truyền theo cụm được tổ chức luân phiên giữa các xã sẽ vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa nâng cao hiệu quả nghệ thuật, tạo ra sân chơi lan tỏa trong cộng đồng”- ông Thiên chia sẻ.

b3.jpg
Liên hoan ca trù là một trong những hoạt động ý nghĩa trong công tác bảo tồn, phát huy di sản do Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân tổ chức thường kỳ.

Tại Can Lộc, vùng đất giàu di sản, từ văn hóa vật thể đến phi vật thể, Trung tâm VH-TT huyện đang quản lý một loạt điểm văn hóa trọng yếu như: Trung tâm Văn hóa Trường Lưu, Khu di tích Ngã ba Nghèn, Bến đò Thượng Trụ, Nhà thờ và nhà lưu niệm Xuân Diệu, cùng 17 CLB dân ca ví, giặm tại cơ sở.

Ông Lê Văn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT Can Lộc bày tỏ: “Việc tổ chức theo cụm xã sẽ giúp trung tâm tập trung nguồn lực cho công tác quản lý, tổ chức các chương trình phong trào văn hóa lớn hơn, hiệu quả hơn. Sẽ không xảy ra tình trạng phân tán đội ngũ hay thiếu thiết bị so với mô hình chuyển trung tâm về các xã. Ngay sau khi có chủ trương, chúng tôi cũng đã bắt tay vào rà soát nhân lực, điều chỉnh chương trình, sắp xếp thiết bị… Chúng tôi tin tưởng, mô hình cụm xã chính là cơ hội để nâng tầm văn hóa cơ sở”.

bqbht_br_b5.jpg
Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Can Lộc chia sẻ về sự phấn khởi đối với chủ trương của tỉnh trong chuyển đổi mô hình thành trung tâm VH-TT khu vực với phóng viên Báo Hà Tĩnh (bìa phải).

Nhiều cán bộ chuyên môn cũng đánh giá, mô hình mới sẽ góp phần khắc phục sự dàn trải về tổ chức, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, tăng cường hiệu quả phối hợp tổ chức các sự kiện mang tính vùng miền. Điều này không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo chuyển biến trong tuyên truyền chính trị, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Tín hiệu tích cực cũng đến từ chính cộng đồng. Các nghệ nhân, CLB văn nghệ cơ sở đều hào hứng với cơ hội được tham gia những sân chơi bài bản, chuyên nghiệp hơn. Nghệ nhân Trần Thị Hương (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Thời gian tới, việc mỗi cụm xã tổ chức hội thi sẽ là dịp giúp chúng tôi thêm nhiều cơ hội biểu diễn, giao lưu, cọ xát và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa địa phương.”

Theo lộ trình, các trung tâm VH-TT khu vực sẽ giữ nguyên chức năng hiện có, đồng thời được giao thêm nhiệm vụ phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, dưới góc nhìn quản lý, mô hình trung tâm cụm xã còn được kỳ vọng là đầu mối cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: từ tổ chức hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, hội thi, triển lãm đến hướng dẫn sáng tác, kiểm tra chuyên môn, phục vụ xây dựng nông thôn mới, gìn giữ an ninh – môi trường cơ sở...

b6.jpg
Hiện, hầu hết các CLB dân ca ví, giặm tại các địa phương do Trung tâm Văn hóa -Truyền thông cấp huyện quản lý. Trong ảnh: Tiết mục của CLB dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh năm 2023.

Có thể nói, với sự đồng thuận cao, tinh thần chủ động từ cơ sở và sự chỉ đạo sát sao của ngành văn hóa, mô hình trung tâm VH-TT khu vực cụm xã tại Hà Tĩnh đang sẵn sàng bước vào giai đoạn vận hành. Đây không chỉ là sự cải tổ về tổ chức mà còn là động lực làm mới và nâng tầm hệ thống văn hóa cơ sở, nơi lan tỏa bền vững giá trị văn hóa trong đời sống người dân.

Ngay từ khi có chủ trương của tỉnh, chúng tôi đã chủ động phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương tiến hành các công tác đảm bảo tiến độ bàn giao. Mô hình trung tâm VH-TT khu vực cụm xã được xác định là hướng đi phù hợp, vừa tinh gọn, vừa phát huy hiệu quả chuyên môn sâu. Sau 1/7/2025, Sở VH-TT&DL cùng Sở Nội vụ sẽ làm việc cụ thể với các trung tâm khu vực và chính quyền các xã để thống nhất quy chế phối hợp, đảm bảo mô hình mới vận hành hiệu quả, thông suốt.

Ông Trần Xuân Lương – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh

Chủ đề Vận hành chính quyền địa phương hai cấp

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!