Phát hiện loài bạch tuộc khổng lồ mới ngoài khơi Alaska

Một nhóm nhà khoa học Mỹ tìm thấy loài bạch tuộc khổng lồ có diềm xếp ở vùng ven biển Alaska.

phat hien loai bach tuoc khong lo moi ngoai khoi alaska

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương gồm ít nhất hai loài. Ảnh: Wikipedia.

Các nhà nghiên cứu nhận dạng một loài bạch tuộc mới và mô tả phát trên tạp chí sinh học American Malacological Bulletin. Họ đặt tên cho nó là bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương có diềm xếp, IFL Science hôm qua đưa tin.

Với trọng lượng lên tới 71 kg, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương là loài bạch tuộc lớn nhất mà giới nghiên cứu từng biết tới. Sống ở những vùng ven biển lạnh giàu oxy phía nam Thái Bình Dương, phân bố từ nam California đến Alaska và xuống tới bán đảo Triều Tiên, loài động vật thân mềm này sở hữu kích thước ấn tượng nhờ ăn các loại tôm nhỏ, cua và tôm hùm.

Với phạm vi phân bố rộng như vậy, các nhà khoa học không bất ngờ khi phát hiện bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương thực chất gồm ít nhất hai loài riêng biệt. Trên thực tế, giới nghiên cứu đã suy đoán có hai loài khác nhau từ năm 2012. Ở thời điểm đó, họ tiến hành một nghiên cứu di truyền nhỏ về mực khổng lồ sinh sống quanh vùng ven biển Alaska.

Họ nhận thấy mẫu ADN thu thập được chỉ ra hai quần thể khác biệt về mặt di truyền sống ở những vùng nước lạnh giá này. Nhưng do mẫu vật được lấy từ mẫu mô trên các mảnh xác bạch tuộc chết, không có cách nào để xác nhận khác biệt về di truyền có đi kèm với khác biệt về hình dáng bên ngoài, giúp xác nhận đó thực sự là hai loài riêng lẻ hay không.

Sau vài năm, hai nhà nghiên cứu Nathan Hollenbeck và David Scheel ở Đại học Alaska Pacific quyết định tìm hiểu rõ. Thông qua thu thập bạch tuộc sống lọt lưới của ngư dân đánh bắt tôm ở Prince William Sound, Alaska, họ không chỉ lấy được nhiều mẫu ADN hơn mà còn xây dựng thành công dữ liệu hình thái về hình dáng bên ngoài của chúng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện các khác biệt di truyền được đề cập trong nghiên cứu trước đó và kết luận ngoài bạch tuộc khổng lồ thường thấy, có một loài bạch tuộc khác có cột diềm chạy dọc thân và diềm xếp quanh mắt trông hơi giống lông mi. Do đó, Hollenbeck và Scheel gọi chúng là bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương có diềm xếp.

Dù lần đầu tiên được các nhà khoa học chính thức công nhận, loài bạch tuộc mới không xa lạ với những người kiếm sống quanh vùng biển Alaska. Khoảng 1/3 bạch tuộc khổng lồ lẫn vào lưới của ngư dân thuộc loài này, chứng tỏ chúng khá phổ biến. Nhóm nghiên cứu cho rằng chúng sống ở vùng biển sâu hơn bạch tuộc khổng lồ thông thường và đó là lý do đến giờ chúng mới được nhận dạng.

Theo Phương Hoa/VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.