Phát triển chi bộ vùng giáo ở Hà Tĩnh: Chuyện về những người “nhóm lửa”

(Baohatinh.vn) - Hơn một lần đặt chân đến các xứ đạo là hơn một lần chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay. Giữa những thách thức, sóng gió, chi bộ Đảng với sự mẫu mực của những người đứng đầu đã linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo để đưa phong trào chung ngày một phát triển. Hiện hữu là một cuộc sống bình yên, vui tươi; một không khí thuận hòa, ấm áp giữa bà con lương - giáo.

Miệt mài

Ấn tượng đặc biệt của chúng tôi về vùng giáo toàn tòng Hải Thịnh (xã Gia Phố, Hương Khê) đó là người đứng đầu cấp ủy nơi đây. Gia đình ông là hộ duy nhất không theo đạo, sống chan hòa giữa 105 hộ Thiên chúa giáo. Ấy vậy mà trong bức tranh còn nhiều gian khó của xã Gia Phố, Chi bộ Hải Thịnh chính là điểm sáng.

phat trien chi bo vung giao o ha tinh chuyen ve nhung nguoi nhom lua

Sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy thôn, cùng tinh thần đoàn kết của người dân đã tạo nên diện mạo khởi sắc cho thôn Hải Thịnh (xã Gia Phố - Hương Khê).

Thoạt nhìn, chúng tôi không nghĩ ông Lê Hồng Tư đã ở tuổi gần 80, là thương binh hạng 3/4 và có 23 năm nắm giữ vai trò người đứng đầu cấp ủy thôn. Phong thái nhanh nhẹn, đôi mắt tinh anh, làn da sạm nắng, khỏe khoắn, nhìn ông, có thể thấy, sự xông pha và nhiệt huyết luôn căng đầy.

Dòng nhiệt huyết ấy đã thôi thúc ông ngay sau khi nghỉ chế độ đã đảm nhận công việc của Bí thư Chi bộ Đông Hải - một trong 2 chi bộ đầu tiên ở Gia Phố, với 5 đơn vị sinh hoạt ghép. Với bản lĩnh, ý chí của người lính Cụ Hồ, gần 8 năm giữ vai trò đầu tàu, ông Tư đã từng bước góp phần xây dựng, phát triển Đông Hải thành chi bộ mạnh.

Từ chi bộ “gốc” Đông Hải, Bí thư Lê Hồng Tư và cấp ủy đã tập trung phát triển đội ngũ đảng viên, đồng thời, bồi dưỡng, đào tạo, nhen nhóm những hạt nhân lãnh đạo chuẩn bị cho việc chia tách các chi bộ thôn. “Sự bài bản, kiên trì của người “nhóm lửa” Lê Hồng Tư và Chi ủy Đông Hải đã góp phần quan trọng cùng Đảng bộ xã Gia Phố từng bước phủ kín chi bộ ở các thôn xóm” - Phó Bí thư Đảng ủy xã Gia Phố Đặng Hồng Thanh cho biết. Năm 2002, chi bộ ghép Đông Hải được tách thành 3 chi bộ với 28 đảng viên và đến năm 2008 đã kiện toàn được 4 chi bộ với tổng số 31 đảng viên. Chi bộ Hải Thịnh lúc đó có 9 đồng chí, thì 3 đảng viên được tách sang sinh hoạt ở Chi bộ Phố Thượng để làm hạt nhân xây dựng phong trào.

Chi bộ Hải Thịnh ở thời điểm “ra ở riêng” lực lượng khá mỏng và mọi phong trào gần như phải gây dựng từ đầu. Gần 10 năm qua, những bước chân vững chãi của Bí thư Lê Hồng Tư đã tiếp tục mở hướng phát triển bền lâu cho chi bộ vùng giáo. Đến nay, ông Tư đã có thể “nhẹ lòng” khi tìm được đội ngũ kế cận có đủ bản lĩnh. Trong đó, nhân tố đủ năng lực và bản lĩnh gánh vác trọng trách bí thư chi bộ thôn đã được xác định. Lực lượng đảng viên cũng đang dần phát triển với 2 quần chúng là giáo dân đã tham gia học cảm tình Đảng, là y tá thôn bản và Trưởng thôn Hải Thịnh.

“Muốn dân tin, mình phải làm trước đã”

“Bí quyết” lãnh đạo chi bộ, với ông Lê Hồng Tư đơn giản là: “Nói gì thì nói, muốn dân tin, mình phải làm gương trước đã”. Trước hết là làm gương từ lối sống chan hòa, thân ái, tôn trọng và hòa đồng cùng tín ngưỡng của bà con. Tiếp đó là đi đầu, mở hướng phát triển kinh tế vườn, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. “Từ năm 1999, tôi đã trăn trở chọn cây trồng gì để thay thế tro, tre, cây tạp nhằm tăng giá trị kinh tế vườn. Sau nhiều cuộc khảo sát, tham quan, vườn bưởi Phúc Trạch đầu tiên của gia đình tôi được gây dựng. Khi thu hoạch mùa đầu, bưởi đã cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Tôi cụ thể hóa kết quả bằng những phép tính để phân tích với bà con” - ông Tư chia sẻ.

phat trien chi bo vung giao o ha tinh chuyen ve nhung nguoi nhom lua

Để gây dựng phong trào phát triển kinh tế, ông Lê Hồng Tư cùng các đảng viên tiên phong xây dựng vườn mẫu, cho hiệu quả cao.

“Để lan tỏa mạnh mẽ mô hình, Hội CCB là tổ chức chính trị xã hội đứng ra làm điểm và Bí thư Lê Hồng Tư - cũng là Chi hội trưởng CCB là người đi đầu” -đảng viên gốc giáo Nguyễn Văn Tuyển kể. Chi hội phát động mỗi hội viên mỗi năm đóng góp 2 cây giống, quay vòng giúp nhau để từng bước khép kín vườn cây ăn quả. Nhờ đó, năm 2014, khi thôn Hải Thịnh được chọn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu thì tiêu chí vườn mẫu đã được hình thành cơ bản. Hiện toàn thôn có 79 vườn cây ăn quả, chủ yếu là bưởi Phúc Trạch (5,4 ha). Với trên 6.000m hàng rào xanh khép kín đường làng, thôn miền núi Hải Thịnh thực sự gây ấn tượng đối với những ai đi qua. Đặc biệt, toàn thôn có 11 vườn mẫu, trong đó có 3 vườn của hội viên CCB. Điển hình là vườn của ông Tư đã có 60 gốc bưởi, 30 tổ ong; thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Vườn của ông Nguyễn Văn Tuyển (thương binh 2/4) cũng có 135 gốc cây ăn quả đã bắt đầu cho thu nhập…

Cũng với suy nghĩ không có cách nào tuyên truyền hiệu quả hơn khi bản thân mình nêu gương làm trước, trong những đợt làm giao thông nông thôn, gia đình ông Tư đã hiến trên 100 m2 đất để mở đường. Sự đi đầu, làm trước của Bí thư Tư cùng các đảng viên đã tạo hiệu ứng tích cực. Tính đến nay, người dân thôn Hải Thịnh đã hiến 3.000 m2 đất để xây dựng NTM. Toàn thôn có 4 km đường bê tông khép kín địa bàn.

Giữ gìn uy tín như giữ gìn con ngươi của mắt mình là một kinh nghiệm xương máu mà Bí thư Lê Hồng Tư trao đổi cùng chúng tôi. Đó là chuyện thực hiện hỗ trợ bão lụt năm 2016, thôn có 106 hộ nhưng chỉ được 70 suất quà. Để giữ uy tín của chi bộ, trong danh sách “xếp hàng” nhận hỗ trợ, gia đình đảng viên dù thiệt hại nặng vẫn luôn đứng ở vị trí sau cùng. Rồi chuyện thôn nhận 300 triệu đồng cấp trên hỗ trợ xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Trước hết, chi bộ bàn bạc, phối hợp với ban cán sự thôn tiến hành rà soát, phân bổ đúng đối tượng, đảm bảo dân chủ, minh bạch. Tiếp đó mới thực hiện một cách chặt chẽ việc giải ngân từng hạng mục: Hỗ trợ trồng bưởi, làm hàng rào xanh, xây dựng công trình vệ sinh, giếng nước, di dời chuồng trại… phân phát hết các hạng mục, gói hỗ trợ này vẫn còn dư 2,8 triệu đồng. Một chút đắn đo, băn khoăn trong đội ngũ cấp ủy và ban cán sự thôn khi tiền được cấp về mà tiêu không hết, cuối cùng, những người đứng đầu thôn đã quyết định trả cho xã số kinh phí còn lại, bởi “một đồng tiền chi cho chính sách hỗ trợ cũng phải đúng đối tượng, đúng mục tiêu” - Bí thư Chi bộ Lê Hồng Tư trao đổi.

- Tại sao không “linh động” để người dân có thêm tiền hỗ trợ từ chính sách”?

- Số tiền đó không lớn bằng niềm tin vào sự công bằng, minh bạch của những người triển khai chính sách ở cơ sở. Niềm tin của nhân dân - đó chính là bài học quý giá nhất mà mỗi chi bộ cần coi trọng, giữ gìn - Bí thư Tư chia sẻ.

Niềm tin yêu của người dân Hải Thịnh không phải tự nhiên mà có. Chính sự miệt mài, tâm huyết của bí thư chi bộ đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên. Chuyện của Bí thư Chi bộ Hải Thịnh Lê Hồng Tư là bài học kinh nghiệm sâu sắc về vai trò quyết định của người đứng đầu tổ chức đảng ở cơ sở, nhất là đối với những vùng đặc thù.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.
Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Chí khí, tinh thần cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước là động lực để lớp lớp đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh hôm nay rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương, đất nước phát triển vững bền.
Cội nguồn khí phách anh hùng

Cội nguồn khí phách anh hùng

Lý Tự Trọng - người con ưu tú của vùng đất núi Hồng - sông La đã hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng; người ĐVTN cộng sản đầu tiên đã nêu tấm gương sáng ngời về khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng nhau trên cương vị cán bộ thôn, cũng là chừng đó thời gian Bí thư Chi bộ Nguyễn Đình Hợp và Trưởng thôn Phạm Ngôn - 2 đảng viên là giáo dân luôn bền bỉ, miệt mài làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân. Họ cũng là những người “thắp lửa” tinh thần đoàn kết và khí thế xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay diện mạo thôn giáo Hương Long, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua và mong rằng, với cương vị, trách nhiệm của mình, các đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Văn Hùng đề nghị, thời gian tới, huyện Hương Sơn và các địa phương Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao, triển khai các nhóm giải pháp, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024.