Bắt đầu với nhiếp ảnh, nên chọn thân máy và ống kính thế nào?

Dù dấn thân vào nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay như một thú chơi, việc chọn máy ảnh và ống kính là rất quan trọng, góp phần tạo nên cảm xúc và chất lượng tác phẩm của bạn.

Không tồn tại máy ảnh hay ống kính tốt nhất, chỉ có máy ảnh và ống kính phù hợp với nhu cầu của người chụp. Tuy nhiên, đa phần người nhập môn chưa xác định được nhu cầu thực sự của mình. Giữa thị trường máy ảnh rộng lớn, người mới chơi thường không đủ kinh nghiệm để đưa ra quyết định chính xác, dẫn đến việc tốn kém, mất thời gian chọn lựa.

Cân nhắc body và lens khó như chọn bạn đồng hành

Một trong những yếu tố tác động đến quyết định chọn lựa thân máy và ống kính của người mới chơi ảnh gồm: Sự tiện dụng, giá cả, sự phong phú của hệ sinh thái ống kính, chất lượng ảnh và cảm xúc khi thao tác.

Thân máy giống như bộ não, là trung tâm đưa ra những phân tích, kiểm soát các yếu tố như độ nhạy sáng, khả năng đo sáng, lấy nét, chỉnh tốc độ chụp, lấy nét, độ phân giải ảnh. Trong khi đó, ống kính lại như đôi mắt, là nơi tiếp nhận ánh sáng, tác động đến các vấn đề góc nhìn, độ xoá phông, quang sai... Cả hai thiết bị này cần có sự phối hợp nhịp nhàng, kết hợp cùng góc nhìn của người chụp sẽ tạo nên tấm ảnh giàu cảm xúc, độc đáo.

Bắt đầu với nhiếp ảnh, nên chọn thân máy và ống kính thế nào?

Nhiều người nhập môn nhiếp ảnh phân vân chọn máy ảnh thế nào để có thể sử dụng lâu dài, dễ dàng nâng cấp.

Mỗi hãng sẽ có máy ảnh và ống kính theo tiêu chuẩn riêng. Do đó, một khi đã chọn thân máy của hãng nào, đồng nghĩa với việc bạn phải chọn cả hệ sinh thái ống kính đi kèm. Điều này dẫn đến việc, người nhập môn nhiếp ảnh khi chọn mua thiết bị lần đầu sẽ phải cân nhắc đến tổng chi phí phải bỏ ra để có bộ đồ nghề như ý. Việc chọn thương hiệu máy ảnh có quá ít ống kính, giá cả đắt đỏ, sự lựa chọn không phong phú sẽ dẫn đến trải nghiệm nhiếp ảnh khá hạn chế.

E-Mount - xu hướng của ngành nhiếp ảnh

Để tạo nên hệ sinh thái ống kính phong phú, Sony đã theo đuổi chiến lược ”E-Mount - Một ngàm cho tất cả” nhằm thống nhất các loại ngàm máy ảnh để người dùng dễ dàng chọn lựa và nâng cấp thiết bị. Nghĩa là, tất cả ống kính của Sony, từ tiêu chuẩn đến các phiên bản hợp tác cùng Zeiss, dòng G hay G-Master với mức giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng đều chỉ sử dụng ngàm E-Mount.

Chiến lược ngàm tập trung này giúp người dùng chọn máy ảnh Sony có nhiều sự lựa chọn ống kính hơn. Nhờ vậy, người nhập môn dễ dàng tiếp cận các thiết bị có tiêu cự và giá cả phù hợp, đồng thời có thể nâng cấp khi nhu cầu tăng lên trong tương lai.

Bẳng cách tạo nên sự đơn giản hóa khi lựa chọn thiết bị, độ tương thích cao giữa các dòng ống kính, Sony giúp người dùng yêu thích dòng máy mirrorless của hãng có thêm sự lựa chọn, việc “dấn thân” vào cuộc chơi nhiếp ảnh kỳ công cũng thuận lợi hơn.

Bắt đầu với nhiếp ảnh, nên chọn thân máy và ống kính thế nào?

Sony dùng ngàm E-Mount giúp ống kính có thể tương thích với mọi hệ máy của hãng, tạo nên hệ sinh thái phong phú.

Ngàm E được Sony giới thiệu lần đầu vào năm 2010, được dùng cho máy ảnh không gương lật. Đến 10/2013, Sony công bố Sony Alpha 7 và gần đây là những chiếc máy quay phim cao cấp, với độ phân giải 6K đều sử dụng ngàm E.

Theo lãnh đạo hãng công nghệ Nhật Bản, ống kính của tất cả hệ máy này đều tương thích hoàn toàn với nhau. Chiến lược này có tham vọng mang đến cho người dùng máy ảnh, máy quay của Sony có hệ sinh thái ống kính phong phú, để có thể theo đuổi mọi thể loại ảnh từ thiên nhiên, thể thao, đường phố đến ảnh sân khấu, nghệ thuật.

Trong bối cảnh các hãng khác thường sở hữu 2-3 loại ngàm, Sony hiện là thương hiệu hiếm hoi theo đuổi chiến lược “E-Mount - Một ngàm cho tất cả”. Bobby Nguyễn - nhiếp ảnh gia thời trang cho biết, việc đầu tư dàn ống kính chuẩn có thể sử dụng lâu dài rất quan trọng. Và khi ống kính luôn có thể tương thích với thân máy mới, người chơi ảnh sẽ chủ động, tự do hơn trong việc nâng cấp thiết bị lẫn tận dụng những chiếc lens đang dùng, nâng cao trải nghiệm và thú vui nhiếp ảnh của mình.

Bắt đầu với nhiếp ảnh, nên chọn thân máy và ống kính thế nào?
Theo Zing

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast