Nhà hát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh: Bao giờ cho đến… ngày xưa?!

(Baohatinh.vn) - Năm 2012, Đoàn Ca múa kịch Hà Tĩnh đổi tên thành Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh. Thế nhưng, sau hơn 2 năm, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo như tên gọi vẫn còn mờ nhạt...

Nhạc sỹ Ngọc Thịnh - Giám đốc Nhà hát chia sẻ: “Không nằm ngoài tình trạng chung, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh đang phải đối mặt với những khó khăn lớn như: kinh phí đầu tư hàng năm hạn hẹp, biên chế không tăng trong khi diễn viên tuổi cao, sức diễn hạn chế; diễn viên trẻ chưa có điều kiện dự tuyển. Các nghệ sỹ hầu hết phải “chân trong, chân ngoài”; tinh thần trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ bị giảm sút dẫn đến chương trình nghệ thuật chất lượng không cao”.

Đơn vị hiện có 45 biên chế, trong đó, khoảng 10 người ở bộ phận hành chính; 2/3 diễn viên đều đã lớn tuổi nên để dàn dựng các vở diễn là điều hết sức khó khăn. Hiện tại, hàng năm, nhà hát phải bỏ ra nguồn kinh phí lớn để ký hợp đồng với 10 diễn viên trẻ. Tuy nhiên, đồng lương eo hẹp, đời sống khó khăn nên các diễn viên cũng phải tất bật làm thêm để mưu sinh, khiến việc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ không còn là ưu tiên số một.

Kinh phí hạn hẹp, diễn viên cao tuổi... đang là những “rào cản” đối với hoạt động của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh.

Kinh phí hạn hẹp, diễn viên cao tuổi... đang là những “rào cản” đối với hoạt động của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, việc phát triển mảng kịch, đặc biệt là kịch dân ca của nhà hát dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Bà Nguyễn Thị Nguyệt - một khán giả ở TP Hà Tĩnh bày tỏ sự tiếc nuối: “Với tôi, những vở kịch dân ca thực sự có sức cuốn hút. Trước đây, Đoàn Ca múa kịch Hà Tĩnh đã dàn dựng một số vở kịch hay như Mai Thúc Loan, Hoa khôi dạy chồng… nhưng lâu nay, loại hình này dường như đã biến mất khỏi sân khấu”. Được biết, loại hình kịch ở nhà hát Hà Tĩnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn sau khi chia tách tỉnh, sau đó không thể duy trì bởi kinh phí dàn dựng hạn hẹp và số lượng diễn viên quá ít (8 người), chủ yếu đã lớn tuổi, lại không có đào tạo thay thế.

Vấn đề về cơ sở vật chất cũng đang là một khó khăn lớn của nhà hát hiện nay. Thiếu phòng làm việc, trang thiết bị xuống cấp, xe tải sân khấu thường xuyên bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho việc lưu diễn… Thời gian qua, đơn vị đã được trung ương và tỉnh đầu tư trên 3 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị và củng cố cơ sở vật chất, tuy nhiên, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện, không gian chật hẹp của hội trường cơ quan được trưng dụng thành nơi tập chung của 3 đội: ca, múa, nhạc. Ước mơ của các diễn viên có phòng tập riêng cho mỗi đội chưa thể trở thành hiện thực. Trong khi đó, kế hoạch về xây dựng không gian bảo tồn nghệ thuật truyền thống để góp phần giúp nhà hát thực hiện đúng chức năng theo tên gọi vẫn còn nằm trong… định hướng!

Thời gian qua, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đơn vị xây dựng một số chương trình dân ca ví, giặm được sưu tầm bằng lời cổ, đồng thời, đưa thêm một số lời mới trên nền chất liệu dân gian như: Ví phường nón, Ví phường vải, O hàng bán rượu, Đất Đồng Môn dệt vải, Thằng bần…; hay dàn dựng nghệ thuật múa rối truyền thống. Tuy nhiên, do không có kinh phí để tham gia các kỳ liên hoan chuyên nghiệp ở khu vực, trong nước và quốc tế nên việc quảng bá hình ảnh và các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm vẫn còn hạn chế.

Con đường phát triển của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống đã được định hướng rõ ràng nhưng để phát triển, nhà hát cần có đội ngũ được đào tạo bài bản. Gắn với đó là việc xây dựng các chương trình nghệ thuật để phục vụ công chúng. Điều này cán bộ, diễn viên nhà hát vẫn đang cố gắng, nhưng để thực hiện một cách hiệu quả, cần sự quan tâm của cấp trên trong việc khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực.

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.