Quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia

(Baohatinh.vn) - Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và dự án Luật Dữ liệu.

241024tinthaoluantoluatbaohiemytedulieu1-copy-4509-93.jpg
Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và các tỉnh Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng tham gia thảo luận tổ.

Chiều 24/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và dự án Luật Dữ liệu.

Đại biểu Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và các tỉnh Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến nhằm xây dựng và hoàn thiện các dự án luật.

Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT

Đa số các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh. Luật này được đánh giá là có tính cấp bách, cung cấp đầy đủ thông tin và dữ liệu, đồng thời đạt được sự đồng thuận cao trong việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế.

Luật cũng hướng tới mục tiêu tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế; đảm bảo sự đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật liên quan.

241024tinthaoluantoluatbaohiemytedulieu3-9896-4660.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ĐBQH đoàn Lai Châu Nguyễn Hữu Toàn tham gia thảo luận.

Các đại biểu đề nghị bổ sung quy định về cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm y tế. Đồng thời, cần quy định phương thức đóng đối với một số đối tượng không hưởng lương và các đối tượng đặc thù khác; tăng cường kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế. Đặc biệt, cần làm rõ nguyên tắc, tiêu chí phân bổ thẻ, tránh tình trạng xin - cho trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.

Ngoài ra, việc mở rộng phạm vi hưởng bảo hiểm y tế cần được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm cân đối quỹ. Các đại biểu nhấn mạnh việc làm rõ hình thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh, cũng như đảm bảo tính chuyên môn trong việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở y tế. Việc rà soát, đối chiếu cần được thực hiện thận trọng để không làm giảm hay mất quyền lợi về hỗ trợ bảo hiểm y tế so với quy định hiện hành, tránh sự bất công giữa các nhóm đối tượng.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi khái niệm và nội dung giám định bảo hiểm y tế, trong đó phân định rõ trách nhiệm giữa bảo hiểm xã hội và ngành y tế. Đồng thời, quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định cuối cùng không có sự thống nhất về chuyên môn giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội.

241024tinthaoluantoluatbaohiemytedulieu2-6626-6385.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia góp ý sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ, đặc biệt là trong thanh toán, tạm ứng, và quyết toán chi phí khám chữa bệnh để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các cơ sở y tế.

Việc xác định thời gian thẩm định, quyết toán đối với quỹ bảo hiểm y tế cũng cần được cân nhắc để tránh gây chậm trễ, ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh. Đại biểu cũng đề nghị tăng mức chi từ quỹ bảo hiểm y tế để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các cơ sở y tế.

Các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết của việc quy định rõ các loại giấy tờ hợp pháp đối với trẻ em dưới 6 tuổi và cụ thể hóa quy trình cấp mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời cho trẻ sơ sinh, nhằm đảm bảo quyền lợi và thực hiện đầy đủ quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đặc biệt, đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng “dân quân thường trực” vào nhóm do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý, vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực trọng điểm quốc phòng. Việc này cũng đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành tại Luật Bảo hiểm y tế.

Đảm bảo đồng bộ, sử dụng hiệu quả tài nguyên dữ liệu

241024tinthaoluantoluatbaohiemytedulieu4-7574-3897.jpg
ĐBQH đoàn Lâm Đồng Trịnh Tú Anh thảo luận dự án Luật Dữ liệu.

Đánh giá những kết quả và hạn chế, vướng mắc, các đại biểu khẳng định cần thiết ban hành dự án Luật Dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tăng cường sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu trong phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân được thụ hưởng lợi ích từ hoạt động chuyển đổi số.

Các đại biểu đề nghị xem xét kỹ tên gọi của dự thảo luật, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu. Xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy trình chuyển giao dữ liệu quốc tế, cũng như yêu cầu lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và cơ chế truy xuất, kiểm soát dữ liệu sau khi chuyển giao. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố liên quan đến dữ liệu.

Bên cạnh đó, đại biểu nhấn mạnh việc rà soát thẩm quyền của các cơ quan trong quyết định chuyển giao dữ liệu, đảm bảo tuân thủ quy định đánh giá dữ liệu, tránh chồng chéo trong quản lý. Cần có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thiết lập thị trường dữ liệu, làm giàu và phát triển sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ dữ liệu.

241024tinthaoluantoluatbaohiemytedulieu5-2457-4369.jpg
Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH đoàn Hà Tĩnh thảo luận dự án Luật Dữ liệu.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng Trung tâm dữ liệu Quốc gia nhằm hiện đại hóa quản trị quốc gia, tăng cường tính minh bạch, tiết kiệm nguồn lực đầu tư và tạo nguồn thu cho ngân sách. Trung tâm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế.

Đại biểu cũng đề nghị làm rõ các biện pháp ứng phó với nguy cơ tiềm tàng về lộ lọt thông tin, bảo đảm an ninh và an toàn thông tin. Việc này bao gồm quy định chặt chẽ về mã hóa, bảo mật dữ liệu quan trọng, dữ liệu cá nhân và các quy định về chuyển dữ liệu ra nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi công dân Việt Nam.

Cuối cùng, đề nghị nghiên cứu việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu Quốc gia, làm rõ nguồn tài chính của quỹ và các biện pháp hợp tác quốc tế trong công nghệ xử lý dữ liệu. Cần quy định tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng, quản lý, vận hành các cơ sở dữ liệu, đảm bảo tính thống nhất, khả năng kết nối, chia sẻ và sử dụng dữ liệu, cũng như quy định chi phí liên quan đến thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.