Saudi Arabia không có sông: Theo World Atlas, Saudi Arabia có diện tích hơn 2,1 triệu km2 nhưng lại không có bất kỳ con sông nào chảy qua. 95% diện tích lãnh thổ quốc gia này là sa mạc. Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, người dân phải lấy nước từ các nhà máy khử muối hoặc hồ chứa dưới lòng đất với chi phí rất đắt đỏ. Ảnh: AZ Animals.
Sudan có nhiều kim tự tháp cổ đại hơn Ai Cập: Sudan, láng giềng ở phía nam Ai Cập, mới là đất nước sở hữu nhiều kim tự tháp nhất thế giới. Có 200-255 kim tự tháp được xây dựng ở Sudan, trong khi Ai Cập chỉ sở hữu 138 kim tự tháp. Công trình kiến trúc này ở Sudan do người Kushite thuộc vương quốc Kush xây dựng. Đây là nền văn minh cổ đại thống trị khu vực dọc theo sông Nile từ năm 1070 trước Công nguyên đến năm 350. Ảnh: Corinthia Hotels.
Trên đảo Yap (Micronesia), đá được dùng làm tiền tệ: Những đồng tiền đá vôi khổng lồ này có một lỗ hổng ở giữa. Giá trị của nó phụ thuộc vào kích thước, trọng lượng, giá trị lịch sử bao gồm cả số lượng người thiệt mạng và bị thương trong quá trình vận chuyển. Mặc dù người dân đảo sử dụng USD trong cuộc sống hàng ngày, tiền đá vẫn được dùng cho các giao dịch nghi lễ, ví dụ đám cưới. Người dân Yap cũng sử dụng nghệ, vải... làm tiền tệ chính thức. Ảnh: Chris Travel Blog.
Chuyến bay thương mại ngắn nhất hoàn thành trong 57 giây: Chuyến bay của hãng hàng không Loganair đi từ Westray tới Papa Westray thuộc quần đảo Orkney (Scotland), qua quãng đường 2,7 km. Chi phí cho chuyến khứ hồi khoảng 36 bảng Anh (51 USD). Mỗi chiếc máy bay chỉ có 8 chỗ ngồi. Ảnh: Insider.
Đường sắt Nhật Bản phát "giấy chứng nhận" cho khách khi tàu trễ 5 phút: Tàu hỏa của Nhật Bản là một trong những phương tiện đúng giờ nhất thế giới. Đi chuyến tàu chậm hơn 5 phút so với lịch trình, hành khách sẽ được cấp "giấy chứng nhận chậm trễ". Bạn có thể đưa tờ giấy này cho cấp trên hoặc giáo viên để giải thích về việc đến muộn. Giấy chứng nhận độ trễ cũng được cấp trên một số chuyến tàu ở Đức và Paris (Pháp). Ảnh: The Independent.
Ở Ethiopia đang là năm 2014: Trong khi hầu hết thế giới sử dụng lịch Gregorian, người Ethiopia đang có lịch riêng gọi là Ge"ez. Lịch Ge"ez tương tự như lịch Coptic cổ đại, trễ hơn 7-8 năm so với Gregorian. Các mốc thời gian có sự chênh lệch vì ở đây, thời gian ra đời của Chúa Kito khác với Giáo hội Công giáo. Lịch Ethiopia có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày. 5-6 ngày bổ sung được thêm vào cuối năm để phù hợp với chu kỳ mặt trời. Điều đó có nghĩa Ethiopia đang trải qua năm 2014, trong khi thế giới là năm 2022. Ảnh: Atlas Of Humanity.
Vương quốc Anh là quốc gia có tên dài nhất thế giới: Tên gọi chính thức của Vương quốc Anh là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland). Tên gọi quốc gia này được công nhận dài nhất thế giới, Ảnh: CNN.
Nga xếp bia là đồ uống có cồn vào năm 2011: Năm 2011, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chính thức ký lệnh sắc lệnh liệt bia vào danh sách đồ uống chứa cồn và chính thức giới hạn những nơi được bán thức uống này. Trước đó, bất cứ thứ gì chứa ít hơn 10% cồn đều được coi là thực phẩm ở Nga. Ảnh: Good Housekeeping.