Ra mắt bộ sách kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 30 cuốn sách như "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử", ''Sức mạnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ'' được giới thiệu.

Tại sự kiện ra mắt bộ sách ngày 16/4, Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, cho biết các ấn phẩm được chia thành ba nhóm nội dung chính.

Nhóm thứ nhất gồm hồi ký của các tướng lĩnh từng tham gia chỉ huy chiến dịch, được tái bản nhiều lần, như Đại tướng Hoàng Văn Thái với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Lê Trọng Tấn với Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhóm tiếp theo tổng hợp các nghiên cứu, tổng kết, phân tích đường lối lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; nghệ thuật quân sự Việt Nam; thống kê, con số, sự kiện, đánh giá ở trong và ngoài nước, gồm Võ Đại tướng với Điện Biên Phủ, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 dưới góc nhìn của người nước ngoài...

Nhóm cuối cùng là các câu chuyện gắn với kỷ vật, ký ức của các cựu chiến binh; tác phẩm thơ, văn xuôi nhằm nêu bật chiến công của quân và dân, như Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ký sự(hai tập), Kỷ vật chiến sĩ Điện Biên, Lũ mường.

Hơn 30 ấn phẩm do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành, trong đó có 17 cuốn được liên kết xuất bản với Vietnambook. Các tác phẩm ra mắt dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba. Ảnh: Phương Linh
Hơn 30 ấn phẩm do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành, trong đó có 17 cuốn được liên kết xuất bản với Vietnambook. Các tác phẩm ra mắt dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba. Ảnh: Phương Linh

Theo Đại tá Nguyễn Văn Sáu, trong quá trình tổ chức phát hành bộ sách, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân chú trọng chọn các ấn phẩm có giá trị cao, đối chiếu, tra cứu, biên tập, chỉnh sửa câu từ, bổ sung chú thích, dẫn giải cho người đọc, góp phần chuẩn hóa nhiều tư liệu quý. Đơn vị cũng mời các cộng tác viên, chuyên gia, nhà văn, nhà báo ở trong và ngoài quân đội để có thêm những công trình nghiên cứu mới, khách quan hơn.

Đại tá, nhà báo Đoàn Hoài Trung xúc động khi có cuốn Điện Biên Phủ bản hùng ca còn mãi được xuất bản. Sách tập hợp các bài ký được ông khai thác từ những nhân chứng sống từng tham gia chiến dịch. Tác giả đề cập nhiều câu chuyện thú vị nơi chiến trường, như một đám cưới trong thời gian diễn ra trận Điện Biên Phủ, ba cây bưởi trước hầm Đại tướng. Ngoài ra, nhà báo có nhiều bài viết về bộ đội cao xạ - lực lượng trẻ góp phần quan trọng vào chiến thắng không quân Pháp.

Trong sự kiện, Đại tá Nguyễn Thụ, nguyên Trung đội trưởng Đại đội 269, Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 nhận định điểm đặc trưng của bộ sách lần này là tính phi hư cấu, tôn trọng sự thật. Ông nhận các ấn phẩm trước sự kiện 10 ngày, chỉ kịp đọc 24 cuốn song ấn tượng với những câu chuyện, con người được khắc họa chân thực.

Theo ông Nguyễn Thụ, hơn 30 tác phẩm mang tính phổ cập lớn, phù hợp mọi đối tượng độc giả chứ không chỉ những người làm công tác nghiên cứu. Đại tá cho rằng bộ sách như cội nguồn sức mạnh, khơi dậy nơi người đọc sự lương thiện, bản lĩnh sống vững vàng trong tương lai.

vnexpress.net

Chủ đề 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.